Theo Dõi Học Sinh/ Monitoring Progress

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Trung Tâm Đào Tạo và Phát Triển Giáo Dục Đặc Biệt
Khoá bồi dưỡng mùa hè cho các giáo viên dạy trẻ CPTTT
Các tỉnh phía Bắc

Bài 8

Hệ thống sư phạm theo dõi học sinh

 Giảng viên: Ths. Han Van Esch  

Hà nội, tháng 6 năm 2000

Hệ thống sư phạm theo dõi học sinh (PSFS)  

Như đã đề cập, KHGDCN nhằm vào tất cả các lĩnh vực mà trẻ có nhu cầu. Nó không đơn thuần chỉ hướng vào lĩnh vực học tập mà còn tập trung cả vào các khía cạnh tâm lý và chức năng của trẻ.

Tuy nhiên hầu hết các trường học chỉ chú ý một cách có hệ thống vào sự phát triển học tập của trẻ mà bỏ qua chức năng tâm lý và tình cảm của trẻ.

Để có thể giáo dục trẻ một cách thích hợp, không thể bỏ qua những nhu cầu tâm lý và tình cảm của trẻ.

Đánh giá về những nhu cầu này là cơ sở cho những hoạt động sư phạm của giáo viên. Những kết quả của đánh giá này nên được xem xét lại một cách thường xuyên theo chu kỳ mà có thể gọi là Hệ thống theo dõi học sinh mang tính sư phạm ( Pedagogic Student Follow System – PSFS)

PSFS:

Chức năng tâm lý và tình cảm của một đứa trẻ thể hiện ở hai dạng hành vi:

·        Hành vi hướng ngoại: là hành vi được thể hiện ra ngoài. Hầu hết những hành vi này gây phiền nhiễu cho những người xung quanh đứa trẻ. Chúng cũng gây rối cho giáo viên trong lớp học. Ví dụ của kiểu hành vi này là: trẻ có hành vi thái quá, hành vi chống đối; trẻ có rối loạn quá hiếu động giảm tập trung; trẻ có hành vi phi đạo đức.

·        Hành vi hướng nội: là hành vi được thể hiện bên trong. Những hành vi này hầu như không gây phiền nhiễu cho những người xung quanh và cũng không làm phiễn giáo viên. Ví dụ của kiểu hành vi này là: trẻ luôn sợ thất bại, trẻ trầm cảm, trẻ tự thu mình lại hoặc tách mình khỏi xã hội.

Trong lớp học chúng ta thường gặp trẻ có cả hai kiểu hành vi nói trên.

Để xác định kiểu hành vi của trẻ, một điều cần thiết là phải dùng những công cụ sàng lọc tổng thể/ các bài kiểm tra sàng lọc cũng như những công cụ chẩn đoán sư phạm cụ thể. Một bài kiểm tra sàng lọc là một biện pháp được thực hiện nhanh và tổng quát. Mục đích của nó không phải để lấy thông tin chính xác nhằm đưa ra những quyết định hướng dẫn hay xác định nguyên nhân những vấn đề hiện tại của trẻ mà nhằm xác định liệu đứa trẻ có khác biệt quá nhiều so với bạn bè và có cần có những kiểm tra thêm hay không.

Những kiểm tra sàng lọc mang lại một hình ảnh tổng thể dựa trên đó chúng ta có thể quyết định có cần tiến hành thêm những đánh giá chính xác hay không. Các công cụ chẩn đoán mang lại thêm thông tin khoa học và những tín hiệu để xác định những mục tiêu hướng dẫn.

Các bài kiểm tra sàng lọc và những công cụ chẩn đoán là rất cần thiết vì thông thường khi giáo viên tự mô tả hành vi của một trẻ trong lớp, giáo viên thường đưa ra những miêu tả mang tính chủ quan.

Đánh giá tổng quát:

Để có một hình ảnh chung về chức năng tâm lý và tình cảm của trẻ, ta dùng ABS-S:2, Phần về điều chỉnh xác hội và điều chỉnh cá nhân

Điều chỉnh xã hội: Điểm số phần này phản ánh những hành vi thái quá, hành vi chống đối và các mối quan hệ cá nhân không thích hợp. Trẻ có điểm thấp trong phần này thường thể hiện quá nhiều trong môi trường của mình, thường là quấy rối, không đánh tin cậy và/ hoặc cư xử  thất thường trong quan hệ với những người khác.

Điều chỉnh cá nhân: Điểm số phần này phản ánh những hành vi kiểu tự kỷ, rập khuôn và/hoặc gây rối nhưng không theo hướng thái quá hoặc chống đối. Trẻ có điểm thấp trong phần này thường thể hiện mình theo cách không thích hợp như ôm hôn, động chạm quá mức hoặc quá hiếu động, các hành vi lạm dụng bản thân.

Đánh giá chẩn đoán cụ thể:

Bảng kiểm tra hành vi của trẻ/ Mẫu báo cáp của giáo viên (CBCL/TRF)là một công cụ đánh giá để xác định các vấn đề về hành vi và tình cảm cũng như các kỹ năng cuả trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ở tuổi 5 đến 18. CBCL/TRF bao gồm 2 phần: phần 1 nhằm xác định các kỹ năng, phần 2 xác định các hành vi của trẻ.

Scroll to Top