Loạn Vận Ngôn/ Dysarthria

Bệnh loạn vận ngôn

Sau tai biến mạch máu não hoặc các chấn thương não khác, cơ miệng, mặt, và hệ thống hô hấp có thể bị suy yếu, hoạt động chậm lại, hoặc hoàn toàn không hoạt động được nữa. Kết quả đưa đến trạng huống về ngôn ngữ được gọi là bệnh loạn vận ngôn. Dạng và mức độ trầm trọng của bệnh loạn vận ngôn tùy thuộc vào vị trí của vùng thần kinh bị thương tổn.

Triệu chứng

Một người bị bệnh loạn vận ngôn có thể có những triệu chứng sau đây, tuỳ thuộc vào độ lan rộng và vị trí của vùng thần kinh bị thương tổn: 

  • lời nói bị “líu” lại
  • nói nhỏ hoặc gần như nói thì thầm
  • tốc độ nói chậm
  • tốc độ nói nhanh nhưng theo kiểu “lầm bầm”
  • hạn chế trong sự cử động của lưỡi, môi, và hàm
  • ngữ điệu bất thường (nhịp điệu) khi nói
  • thay đổi chất lượng giọng nói (nói giọng “mũi” hoặc tiếng nói nghe như bị “nghẹt mũi”)
  • giọng khàn
  • hơi thở hổn hển
  • bị chảy nước mũi hay không kiểm soát được nước miếng
  • nhai và nuốt khó khăn

Nguyên nhân

Bệnh loạn vận ngôn được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến hệ thần kinh, gồm có:

  • Tai biến mạch máu não
  • Trấn thương não
  • Ung thư
  • Liệt não
  • Bệnh Parkinson (bệnh rối loạn về cử động của tay chân)
  • Bệnh Lou Gehrig (ALS) (bệnh làm yếu đi và dần dần tiêu hủy thần kinh vận động)
  • Bệnh Huntington (HD) (bệnh tiêu hủy thần kinh trong não nơi liên can đến tình cảm, trí phán đoán, và sự vận động)
  • Các chứng xơ vữa mạch máu

Điều trị

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, dạng loại, và mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Nhà âm ngữ trị liệu sẽ làm việc với bệnh nhân để giúp họ phục hồi khả năng giao tiếp. Mục đích bao gồm những việc như giúp bệnh nhân nói chậm lại, chỉ cho họ cách thức thở đúng để họ có thể nói được lớn hơn, tập luyện những bài thể dục để giúp cho các cơ được mạnh hơn, gia tăng những cử động của miệng, lưỡi, và môi, hoặc cải tiến cách phát âm để nhờ đó người bệnh có thể nói rõ hơn. Nhà âm ngữ trị liệu còn có thể giúp người hộ lý hay người nhà của bệnh nhân học cách thích nghi với hoàn cảnh để họ có thể hiểu người bệnh hơn và chỉ cho họ những phương thức để tăng cường hiệu quả giao tiếp. Trong trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh không còn có thể nói cho người khác hiểu được, khi đó cần có những phương pháp khác để giúp người bệnh trong việc giao tiếp. Phương pháp này có thể đơn giản như dùng tay ra điệu bộ, hay dùng  bảng chữ cái, hoặc sử dụng các máy móc điện tử hay các thiết bị được điều khiển bằng vi tính. Nếu có vấn đề về nhai và nuốt, nhà âm ngữ trị liệu cũng có thể giúp điều trị các chức năng này.

Mẹo dành cho người bệnh loạn vận ngôn

  • Giới thiệu chủ đề mà bạn muốn nói bằng một từ hay một câu ngắn trước khi nói  những câu dài hơn.
  • Nói chậm và lớn; ngừng đều đặn  
  • Kiểm chứng với người nghe để bảo đảm họ hiểu bạn
  • Cố gắng hạn chế nói chuyện khi bạn mệt, bởi vì khi đó lời nói của bạn trở nên khó hiểu hơn
  • Nếu bạn cảm thấy bực bội, thử dùng biện pháp khác như dùng tay ra dấu hay làm điệu bộ để nói lên điều bạn muốn nói, hoặc bạn nghỉ ngơi một chút rồi sau đó mới bắt đầu nói lại.

Mẹo cho người nghe

  • Kiểm soát chung quanh nơi nói chuyện để giảm thiểu những yếu tố gây mất sự tập trung
  • Chú ý vào người nói và nhìn họ khi họ nói
  • Thành thật cho người nói biết khi nào bạn không hiểu họ nói gì
  • Nhắc lại phần câu nói mà bạn đã hiểu để người nói khỏi phải nhắc lại cả câu
  • Nếu bạn không thể nào hiểu được mặc dù đã cố gắng lặp lại mấy lần, hãy đặt câu hỏi dạng có/không hoặc yêu cầu người nói viết xuống điều họ muốn nói.

. . . . . . . . . . . . . . .

Soạn lại từ văn bản được viết năm 2001 bởi Kathryn Yorkston, PhD, CCC-SLP


Please follow the link for more information on the topic: http://www.asha.org/public/speech/disorders/dysarthria.htm

Dysarthria

After a stroke or other brain injury, the muscles of the mouth, face, and respiratory system may become weak, move slowly, or not move at all. The resulting speech condition is called dysarthria. The type and severity of dysarthria depends on which area of the nervous system is affected.

Symptoms

A person with dysarthria may experience any of the following symptoms, depending on the extent and location of damage to the nervous system:

  • “slurred” speech
  • speaking softly or barely able to whisper
  • slow rate of speech
  • rapid rate of speech with a “mumbling” quality
  • limited tongue, lip, and jaw movement
  • abnormal intonation (rhythm) when speaking
  • changes in vocal quality (“nasal” speech or sounding “stuffy”)
  • hoarseness
  • breathiness
  • drooling or poor control of saliva
  • chewing and swallowing difficulty Causes of Dysarthria

Dysarthria is caused by many different conditions that involve the nervous system, including:

  • Stroke
  • Brain Injury
  • Tumors
  • Cerebral Palsy
  • Parkinson’s disease
  • Lou Gehrig’s disease (ALS)
  • Huntington’s disease
  • Multiple Sclerosis

Treatment

Treatment depends on the cause, type, and severity of the symptoms. A speech-language pathologist (SLP) works with the individual to improve communication abilities. Goals may include slowing the rate of speech, improving breath support so the person can speak more loudly, muscle strengthening exercises, increasing mouth, tongue, and lip movement, or improving articulation so that speech is more clear. The SLP can also help the person’s caregivers or family learn to adapt the environment so that they can understand the person better and can teach compensatory strategies that will enhance communication. In cases of severe dysarthria, it may be impossible for the person to speak intelligibly and an alternative means of communication may be needed. These range from using simple gestures or alphabet boards to more sophisticated electronic or computer-based equipment. If chewing and swallowing problems exist, the SLP can address these areas, as well.

Tips for the Person With Dysarthria

  • Introduce your topic with a single word or short phrase before beginning to speak in more complete sentences
  • Speak slowly and loudly; pause frequently
  • Check with the listeners to make sure that they understand you
  • Try to limit conversations when you feel tired, as your speech will be more difficult to understand
  • If you become frustrated, try to use other methods, such as pointing or gesturing, to get your message across, or take a rest and try again later

Tips for the Listener

  • Control the communication environment by reducing distractions
  • Pay attention to the speaker and watch them as they talk
  • Be honest and let the speaker know when you have difficulty understanding them
  • Repeat the part of the message that you understood so that the speaker does not have to repeat the entire message
  • If you are unable to understand the message after repeated attempts, ask yes/no questions or have the speaker write their message to you

. . . . . . . . . . . . . . .

Adapted from text developed in 2001 by Kathryn Yorkston, PhD, CCC-SLP

Scroll to Top