0-1 Years

Từ sơ sinh đến 6 tháng, con bạn có thể học để:

  • Thay đổi tiếng khóc là để biểu thị nhu cầu
  • Phản ứng với sự sờ mó bằng cử động
  • Ngẩng đầu khỏi mặt sàn nhà
  • Đưa mắt nhìn theo một vật
  • Phát những tiếng gừ gừ và âm thanh của các nguyên âm ngắn như o, a, i …
  • Lắng nghe tiếng nói và quay đầu tìm chổ có âm thanh khi đang nằm
  • La, cười ra tiếng, bặp bẹ, cười mỉm với người đang nói chuyện với nó
  • Đập gõ đồ chơi khi đang chơi

Khuyến khích sự phát triển của con bạn trong 6 tháng đầu…

  • Nói chuyện với con bạn khi bạn đang bồng và nựng nó
  • Hát khẻ khẻ các bài hát ru con hoặc vặn (máy hát) các bản nhạc êm dịu vào những giờ nhất định trong ngày
  • Cho con bạn xem các đồ vật có màu sắc tương phản rõ rệt (đen, trắng, vàng hoặc đỏ) phát ra được tiếng kêu đặt cách mắt của nó từ 6 đến 8 in (cỡ 1 đến 2 tấc).  Đưa qua đưa lại các đồ vật đó.  Để ý xem nó có nhìn theo không
  • Đặt con bạn nằm sấp, dùng một khăn lông cuộn tròn lót độn phần trên ngực để giúp nó ngẫng đầu lên
  • Chơi trò thủ thỉ với con bạn.  Ẵm nó sao cho nó có thể nhìn bạn và nói “a”, “ô”, “u” rồi chờ xem nó có thể nói không.  Có thể tập lại
  • Đưa cho con bạn quả lắc nhỏ hoặc đồ chơi bằng vải mềm để nó cầm
  • Crò chuyện với con bạn và mô tả những gì nó đang làm

Các đồ chơi thích hợp:

  • quả bóng mềm
  • tranh ảnh treo tường
  • trống lắc phát ra nhiều âm thanh
  • đồ chơi di động có màu sắc tương phản và phát tiếng nhạc
  • quả bóng phát ra tiếng chuông
  • đồ chơi phát ra tiếng nhạc
  • thú vật nhồi bông

Từ Sáu Tháng đến Một Tuổi

Khuyến khích sự phát triển của con bạn từ sáu tháng đến một tuổi …

  • Đáp lại tiếng băp bẹ của con bạn để khuyến khích nó nói nhiều.  Nhái giọng của con bạn như “ô”, “a”, “i”, “u”, “đa”, “ba”, hoặc “má”.
  • Khi con bạn ăn được thức ăn lỏng được một thời gian thì có thể tập nó ăn thức ăn nghiền sơ hoặc nhuyển theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.  Dần dần cho thêm ít thức ăn dạng khoanh, cọng.
  • Bỏ đầy hộp những ống chỉ, khối nhỏ, kẹp quần áo … rồi để cho con bạn lấy các món ra.
  • Làm một quả bóng nhỏ bằng băng keo hoặc vải rồi cho con bạn nắm quả bóng bằng một tay.  Khuyến khích nó dùng tay kia để tháo trái banh ra.
  • Đỡ con bạn chống lên bằng hai tay và chân bằng cách dùng  một khăn lông cuộn tròn đường kính cỡ 1 gang tay.  Kế đó giúp nó leo qua lại trên cuộn khăn lông đó.
  • Tát hoặc quậy nước trong bồn tắm làm cho đồ chơi nổ bềnh bồng.  Nhanh nhẹn nắm lấy món đồ chơi và giữ lấy khi bạn ngưng tát nước.  Xem con bạn có với lấy đồ chơi hay tay bạn để làm lại trò chơi đó không.
  • Đọc ít nhất một cuốn sách cho con bạn nghe (sách thiếu nhi) mỗi ngày.
  • Nói chuyện với con bạn.  Dán nhãn lên đồ dùng hàng ngày của nó như “Đây là chăn của bé.”
  • Để tất cả thú nhồi bông vào tấm chăn.  Lấy ra từng con thú một và nhái tiếng của con thú đó.
  • Cho con bạn một cái nón đểnó tập đội và giở nón.

Các đồ chơi thích hợp:

  • Đàn gõ (xylophone)
  • đồ chơi lúc tắm
  • hộp có hình nộm bật ra
  • đu trẻ em
  • banh (nhỏ, lớn)
  • vòng xếp chồng
  • sách hình bằng giấy cứng
  • đồ chơi r���a được (để ôm ấp)
  • muỗng
  • gương soi
  • ghế bàn nhỏ

Dịch từ tài liệu Beavior Ralated Child Development (birth to six month)

của Early Childhood Special Education Department thuộc cơ quan

Missisippi Bend Area Education Agency.

729 – 21st Street

Bettendorf, Iowa 52722

(319)- 359-1371

1-800-947-AEA9

©Giang Pham-2010

Scroll to Top