Hành Vi/ Behavior

Trẻ em cần sự thương yêu, quan tâm và nuôi dưỡng để có thể lớn và phát triển.

Trong thời gian này con bạn có thể học để:

  • Làm theo một việc rất đơn giản (1-2 tuổi)
  • Ngưng một hoạt động một lúc khi được bảo “không” (1 tuổi)
  • “Nằm vạ” và không vâng lời nhằm phát triển tính độc lập của nó (1½ – 3 tuổi)
  • Thử giới hạn của nó bằng cách không vâng lời và cãi lại (từ 18 tháng trở đi)
  • Biểu lộ các ước muốn, nhu cầu và đòi thêm (2 – 3 tuổi)
  • Cất đồ chơi khi có người lớn giúp (2 – 3 tuổi)
  • Chia xẻ đồ chơi tạm thời khi có người lớn hướng dẫn (2 ½ tuổi)

Theo dõi các hành vi của con bạn

Nhằm chiếm một “vị trí” trong gia đình, con bạn sẽ thách thức quyền hạn của cha mẹ. Con bạn sẽ thử giới hạn của nó bằng cách “làm sai”. Điều này không có nghĩa bạn là cha mẹ “xấu” hoặc cháu là đứa bé “hư”.

Một đứa bé có thể làm sai nhiều hơn khi bạn bắt đầu tìm cách dạy và sửa một tật xấu.

Cần chuyên nhất: Muốn thay đổi một hành vi xấu thì cha mẹ hoặc là người chăm sóc cần có hành động chuyên nhất (tức là không lúc thế này lúc thế kia).

Việc của cha mẹ là dạy đứa bé hành động nào bạn sẽ chấp nhận. Sự dạy dỗ cần có phương pháp để thay đổi hành vi.

Một yêu cầu cho phép đứa bé chọn cách trả lời. Chỉ dùng yêu cầu khi bạn sẵn sàng chấp nhận sự lựa chọn của đứa bé. Trong trường hợp này đứa bé có thể chọn làm hoặc không làm theo yêu cầu.

Ví dụ: “Nào, con đến đây với mẹ”

Một sự sai bảo được dùng khi bạn muốn đứa bé làm một việc gì cụ thể. Gợi sự chú ý của đứa bé trước khi sai bảo. Cần ngắn gọn và rõ ràng.

Ví dụ: 1. “Đến đây” (để dỗ đứa bé)

          2. “Lấy cuốn sách để mẹ đọc truyện cho con nghe”

Sự răn dạy được dùng để đứa bé bỏ đi một tật xấu và theo hành vi mà bạn mong muốn.

Ví dụ: Bé Ti đang quăng các khối đồ chơi. Hãy bảo nó “Không được quăng như thế.” Kế đến, giúp nó cất tháp, hoặc chất lên xe tải.

Bỏ mặc được để giảm hoặc loại bỏ một hành vi mà bạn không muốn như là mè nheo, xen vào không phải lúc, “nằm vạ” hoặc nhõng nhẻo quá mức.

•  Xem có phải đứa bé đang đói, bị ướt, đau, bệnh, hoặc mệt mỏi không.

•  Vẫn xem chừng đứa bé, nhưng mặc kệ hành vi xấu của nó

•  Khi hành vi xấu chấm dứt, khen đứa bé đã ngoan và dụ nó chơi một trò chơi thú vị

Sự quan tâm có thể là phần thưởng lớn nhất cho trẻ em, đặc biệt nếu là sự quan tâm lành mạnh. Hãy quan tâm đến con bạn khi nó ngoan.

Nhấn mạnh từng bước để được một hành vi tốt. Cần cụ thể. “Mẹ thích bé khi bé biết tìm lấy giầy.”

Nhấn mạnh những việc làm tốt của đứa bé bằng cách bảo nó. “Hay quá”. “Mẹ biết là con làm được mà”, v.v.

Dịch từ tài liệu Beavior Ralated Child Development (birth to three)
của Early Childhood Special Education Department thuộc cơ quan
Missisippi Bend Area Education Agencỵ

729 – 21 st Street
Bettendorf , Iowa 52722
(319)- 359-1371
1-800-947-AEA9

Scroll to Top