Phiếu Đánh Giá/ Assessment Forms

Bảng Mẫu Mục Tiêu/ Making Goals Template (pdf)

Mục Tiêu Về Phát Âm Và Ngôn Ngữ

APRAXIA (Khó khăn chuyển động bộ phận miệng)

  1. Học trò sẽ bắt chước những âm thanh của môi trường và những chữ cái.
  2. Học trò sẽ phát âm những nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
  3. Học trò sẽ phát âm một cách nhất quán hơn những phụ âm mà trẻ biết bằng cách:

a)      Bắt chước giáo viên

b)      Tự phát âm một mình.

  1. Học trò sẽ phát âm (phụ âm + nguyên âm) và (nguyên âm + phụ âm) với những âm mà trẻ biết bằng cách:

a)     Bắt chước giáo viên

b)      Tự phát âm một mình.

  1. Học trò sẽ phát âm (phụ âm + nguyên âm + phụ âm) bằng cách:

a)      Bắt chước giáo viên

b)      Tự phát âm một mình.

  1. Học trò sẽ phát âm (phụ âm + nguyên âm + phụ âm) trong nguyên câu.

PHÁT ÂM

  1. Học trò sẽ phát âm chữ cái (phụ âm hoặc nguyên âm) _____ (sssss, t, mmmm, aaaaa).
  2. Học trò sẽ phát âm những chữ cái ______ khi ghép vần (X+a, X+e).
  3. Học trò sẽ phát âm những chữ cái _____ ở đầu chữ. (Đạp)
  4. Học trò sẽ phát âm những chữ cái ____ ở cuối chữ. (đạP)
  5. Học trò sẽ phát âm /p, t, k/ và /m, n, ng/ ở đầu và cuối chữ.
  6. Học trò sẽ phát âm những phụ âm cách rõ ràng trong câu ngắn (2-3 từ).
  7. Học trò sẽ phát âm những phụ âm cách rõ ràng trong nguyên câu.
  8. Học trò sẽ phát âm những phụ âm cách rõ ràng trong đàm thoại.

GIAO TIẾP

  1. Học trò sẽ phát ra tiếng động để gây sự chú ý.
  2. Học trò sẽ nói hay dùng cử chỉ để xin thay đổi sinh hoạt.
  3. Học trò sẽ ‘dạ’ khi người khác gọi tên của học trò.
  4. Học trò sẽ đáp lại những âm thanh của bạn bè.
  5. Học trò sẽ nhìn, chỉ, hay đưa một đồ vật nào khi được hỏi.
  6. Học trò sẽ nói một từ để xin đồ vật, hỏi, hay nói chuyện.
  7. Học trò sẽ bắt chước câu có 2-3 từ khi giao tiếp.
  8. Học trò sẽ nói câu 2-3 từ để xin đồ vật, hỏi, hay nói chuyện.

GIAO TIẾP KHÔNG LỜI/ THAY PHIÊN

  1. Học trò sẽ tham gia vào 1-2 sự trao đổi không lời khi đang sinh hoạt với bạn bè hay giáo viên.
  2. Học trò sẽ tham gia vào 3-5 sự trao đổi không lời khi đang sinh hoạt.
  3. Học trò sẽ chủ động giao tiếp không lời với người quen khi đang sinh hoạt.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

  1. Học trò sẽ trả lời ‘có’ bằng sự nhìn, gật đầu, cử chỉ, hay lời nói về những hình ảnh và đồ vật.
  2. Học trò sẽ trả lời ‘không’ bằng sự nhìn, lắc đầu, cử chỉ hay lời nói.
  3. Học trò sẽ trả lời ‘có’ và ‘không’ bằng lời hay không lời.
  4. Học trò sẽ trả lời 3 câu hỏi ‘Ai’ ‘Gì’ và ‘ở đâu’ khi đang xem hình hay đồ vật.
  5. Học trò sẽ trả lời 3 câu hỏi ‘Ai, Gì, Đâu’ và không cần sự nhắc nhở với hình ảnh.
  6. Học trò sẽ trả lời ‘tại sao’ và ‘khi nào’ với /thiếu sự nhắc nhở.

TỪ VỰNG

A) Hiểu từ vựng

  1. Học trò sẽ nhận ra đồ vật trong lớp và ở nhà.
  2. Học trò sẽ liên kết hai đồ vật giống nhau.
  3. Học trò sẽ liên kết đồ vật với hình ảnh của đồ vật đó.
  4. Học trò sẽ liên kết hai hình ảnh giống nhau.
  5. Học trò sẽ nhận ra những động từ khi xem 3-5 hình ảnh. (Ai đang ‘ăn cơm’? ngủ?, v.v.)
  6. Học trò sẽ nhận ra là một đồ vật có nhiều bộ phận (Bánh xe của xe đạp ở đâu?)
  7. Học trò sẽ liên kết một đồ vật với đồ vật khác (bàn chải đánh răng + kem đánh răng).

B) Nói /sử dụng từ vựng

  1. Học trò sẽ nói tên những đồ vật trong lớp và ở nhà.
  2. Học trò sẽ gọi tên những hình ảnh.
  3. Học trò sẽ gọi tên những hành động trong hình ảnh.
  4. Học trò sẽ gọi tên cách sử dụng đồ vật (kéo – cắt, bút – viết, giường – ngủ).
  5. Học trò sẽ gọi tên của (3-8) bộ phận cơ thể.
  6. Khi đang sinh hoạt (nấu bếp, v.v.), học trò sẽ gọi tên của những đồ vật đang dùng.
Scroll to Top