Hoạt động trị liệu/ Occupational therapy

  • Hoạt động trị liệu là nghệ thuật và khoa học về thực hiện hoạt động của con người cách thành công trong những vai trò đa dạng của cuộc sống.
  • Hoạt động trị liệu giúp người khuyết tật có thể hoạt động hàng ngày
  • Hoạt động trị liệu nhắm vào 3 lãnh vực: tự chăm sóc, công việc hay sản xuất, và sinh hoạt giải trí/chơi
  • Hoạt động trị liệu củng cố những hoạt động kiên quyết, có ý nghĩa và mục đích.

Những thân chủ /bệnh nhân là:

  • Nhi đồng: từ 0 tuổi đến 18 tuổi
    • Mất chức năng thể lý
      • Bại não
      • Chậm phát triển toàn diện
        • Chậm về mọi lãnh vực như cảm xúc, xã hội, ngôn ngữ, vận động tinh và vận động thô
      • Bệnh nứt cột sống
        • Mất hay thiếu những kỹ năng cảm giác và vận động
      • Hội chứng Down
    • Mất chức năng tâm lý
      • Tự kỷ
        • Hành vị lặp đi lặp lại như đập đầu, đu đua, chuyển động ngón tay trước mặt, đi với bước nặng nề, v.v.
      • Tăng động thiếu tập trung (ADHD)
        • Thiếu khả năng tập trung, cư xử bốc đồng, quá hiếu động
      • Trí tuệ thấp
        • Đa số những trường hợp trẻ có trí tuệ thấp
  • Thanh nhiên /Người lớn: từ 19 tuổi trở lên
    • Mất chức năng thể lý
      • Bại não
      • Bệnh Down
      • Dị tật bẩm sinh
        • Thí dụ “syndactyly” bẩm sinh có ngón tay hay ngón chân dính với nhau ngón chân
    • Mất chức năng tâm lý
      • Tự kỹ
      • Tăng động thiếu tập trung (ADHD)
      • Trí tuệ thấp
      • Học khó
        • Những học trò học chậm và gặp khó khăn khi học đọc, viết, lắng nghe và làm toán

Chức năng vận động cảm giác

  • Vận động nghĩa là sự chuyển động, cảm giác nghĩa là 5 cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác)
  • Sự rắn chắc của bắp thịt
    • Bắp thịt có thể co cứng hay nhẽo
  • Sức bền của bắp thịt
    • Sức mạnh của bắp thịt cần thiết để làm những việc hàng ngày
  • Hạn chế về tầm chuyển động
    • Vì thiếu tập về tầm chuyển động đầy đủ
  • Teo cơ hay cơ quá co cứng
    • Teo cơ là khi bắp thịt không được sử dụng và teo lại
    • Cơ quá co cứng là khi sử dụng bắp thịt nhiều quá và vì xương phát triển bất bình thường

Vận động thô và phối hợp của vận động thô

  • Vận động thô nghĩa là sử dụng bắp thịt lớn
  • Kiểm soát đầu và cổ, thân và xương chậu
  • Giữ vững tư thế, duy trì và đổi trọng lượng trong định hướng và tư thế cụ thể
  • Cách đổi tư thế và cách chuyển động

Hành vi

  • Hành vi điều khiển người khác
  • Nhìn vào mắt, đáp ứng khi được gọi tên, theo mệnh lệnh, những kỹ năng nghe và bắt chước
  • Khả năng tập trung và chú ý
    • Khả năng trẻ không bị chia trí bởi những kích thích về thính giác, thị giác, xúc giác hay khứu giác, thí dụ khi xe chạy qua, tiếng ồn ở ngoài phòng lớp, mùi thơm của đồ ăn, khi bạn bè đụng chạm, có những người đi qua cửa hay cửa sổ của lớp
  • Kiểm soát sự bốc đồng
    • Khả năng đợi chỉ dẫn của giáo viên hay đợi vật liệu được chuẩn bị xong, đợi phiên của mình
  • Chịu đựng sự bực mình
    • Khả năng chịu đựng những hoạt động và không thấy chán hay bực mình
    • Khả năng tập trung vào một hoạt động trong một thời gian

Mức độ chơi và tương tác xã hội

Những kỹ năng cảm giác và xử lý

  • Hệ thống cảm giác qua thính giác và thị giác
  • Hệ thống cân bằng và nhận thức cơ thể
    • Những thông tin nhờ vận động bởi những khớp và bắp thịt, thí dụ khi nhảy, bò, hay chạy

Những kỹ năng vận động tinh

  • Thuận tay nào, chuyển động giơ lên tay- cầm đồ- và thả ra, cách cầm đồ, và những kỹ năng điều khiển đồ vật bằng tay
    • Những cách cầm nắm: hình trụ ví dụ như cầm một lon, hình cầu ví dụ như cầm quả banh, cầm như móc khi sử dụng 4 ngón tay (không sử dụng ngón cái) thí dụ sách xô.
  • Những kỹ năng tiền viết và viết
  • Những kỹ năng tô màu
  • Những kỹ năng tiền cắt và cắt
  • Sự phối hợp vận động tinh

Những kỹ năng trí tuệ và nhận thức

  • Hiểu cơ thể
    • Biết bố trí bộ phận cơ thể, thí dụ biết chân nằm trên bàn chân và đôi mắt nằm ở dưới lông mày
    • Nhận ra bộ phận cơ thể bằng cách chỉ hay gọi tên, tùy khả năng trí tuệ của trẻ
    • Phân biệt giữa phải trái – biết nửa phải và nửa trái của cơ thể
  • Kỹ năng cảm nhận bằng xúc giác – nhận ra đồ vật bới xúc giác, thí dụ có nhiều đồ vật trong hộp, trẻ nhấm mắt, rờ đến đồ vật, và phải nói đồ vật nào
  • Kỹ  năng cảm nhận các chuyển động của cơ thể –  nhận ra hướng của sự chuyển động, thí dụ khi đang giơ tay lên, biết tay đang lên chứ không phải xuống
  • Vị trí trong không gian
    • Xác định liên hệ giữa mình với đồ vật và đồ vật với mình, thí dụ khi bạn ngồi ở bàn, bạn biết là bàn ở phía trước của bạn và bạn đang ngồi sau bàn.
  • Những liên kết không gian
    • Xác định vị trí những đồ vật với nhau, thí dụ những đồ chơi nằm ở trong tủ.
  • Màu, hình dáng, số, và chữ
  • Khả năng làm theo mệnh lệnh
  • Những kỹ năng nhận thức cao:
    • Trí nhớ – nhớ thông tin sau một thời gian ngắn hay dài.
    • Tư duy trừu tượng- thí dụ đọc ca dao và biết phân tích ý nghĩa
    • Sự giải quyết vấn đề, sự tính toán và sắp xếp – nhận ra một vấn đề, định nghĩa vấn đề đó, xác định những kế hoạch thay thế, chọn một kế hoạch, sắp xếp những bước để thực hành kế hoạch, thực hành, và đánh giá kết quả
    • Sự quyết định – khả năng quyết định những gì đúng hay sai trong trường hợp cụ thể

Hoạt động cuộc sống hàng ngày

  • Ăn uống
  • Mặc quần áo
  • Tắm rửa
  • Sửa soạn tề chỉnh và vệ sinh cá nhân
  • Sử dụng nhà vệ sinh

Những kỹ thuật trị liệu

Hành vi

  • Những kỹ năng thay đổi hành vi
  • Những kỹ năng thay đổi môi trường
    • Thay đổi môi trường để phù hợp với hành vi làm việc của trẻ, thí dụ trẻ ngồi trong phòng trống hay để bàn ghế ở góc phòng không có kích thích về thị giác hay thính giác.
  • Sử dụng chính mình để trị liệu: sử dụng quan điểm
    • Tự tin cứng rắn trong giọng nói cương quyết bắt trẻ thay đổi hành vi, không chìu theo sự điều khiển của trẻ
  • Sử dụng những nhóm và hoạt động để trị liệu
    • thanh niên hay người lớn: những hoạt động tập trung vào một nhiệm vụ, nấu ăn hay hoạt động giúp về những kỹ năng giao tiếp

Sự hòa nhập cảm giác

  • Thoa bóp, ẩn mạnh khớp xương
    • Tốt cho trẻ tăng động thiếu tập trung, tự kỷ, và những trẻ khác có vấn đề về cảm giác
  • Chướng ngại vật trên sân
  • Công việc nặng

Vấn đề về kiểm soát vận động thô

  • Những kỹ thuật phát triển thần kinh
    • Điểm chủ yếu để kiểm soát: 2 vai và hông
    • Những kỹ thuật kéo dài sự rắn chắc hoàn hảo của cơ thể
      • Cản trở sự co cứng bằng sự luyện tập tầm chuyển động bắp thịt đầy đủ
      • Tùy khả năng của trẻ, người trị liệu có thể giúp trẻ chuyển động cơ thể hay trẻ  tự chuyển động một mình
    • Những kỹ thuật kéo và giãn cơ bắp – kéo những bắp thịt bị co cứng và tập những bắp thịt bị nhẽo

Vận động tinh

  • Việc sử dụng những bắp thịt nhỏ để cầm nắm đồ vật
  • Hoạt động phải giơ tay lên, cầm đồ, và thả ra
  • Tiền viết và viết, tô màu, tiền cắt và cắt

Trí tuệ và nhận thức

  • Hoạt động về màu, hình dáng, chữ, số và xo hình, phân loại, và nhận ra

Hoạt động cuộc sống hàng ngày

  • Những hoạt động cuộc sống hàng ngày và việc nhà thật hay giả vờ
  • Chú ý quan trọng: cần những chỉ dẫn cho người chăm sóc
  • Vật liệu phụ giúp hay thích nghi
    • Những vật liệu phụ giúp: ghế xe lăn, gậy, khung tâp đi
    • Những vật liệu thích nghi: đồ vật được sử dụng để giúp đỡ những khó khăn của trẻ, thí dụ nếu trẻ không cầm muỗng được, có thể chế một muỗng có đồ cầm lớn hơn để dễ cầm, nếu trẻ múc cơm không chính xác, có thể sử dụng đĩa có rìa cao hơn
  • Kỹ thuật: xâu chuỗi

Nên khuyến khích thực hiện hoạt động cá nhân

Scroll to Top