Quản Lý Hành Vi/ Managing Behaviors

Hiểu và quản lý hành vi của trẻ

Dựa trên chương trình STEP: Hệ thống huấn luyện phụ huynh cách hiệu quả

Ðây là một bộ thu thập những quan điểm có thể giúp bạn hiểu và quản lý hành vi của trẻ. Hầu hết những thông tin này dựa trên chương trình STEP. Những thông tin này không phải là một bộ thu thập đầy đủ về những phương pháp trị liệu và những nguyên tắc quản lý hành vi. Xin được giới thiệu đến bạn vì những chuyên gia tâm lý và phụ huynh đã công nhận những quan điểm này rất ích lợi khi làm việc với trẻ. Hy vọng những phương pháp này giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công.

4 hành vi sai trái của trẻ:

Gây sự chú ý:   Hành vi sai trái này xảy ra khi trẻ nghĩ rằng cách hòa nhập duy nhất là đòi hỏi và gây sự chú ý. Trẻ có thể gây sự chú ý bằng cách quấy nhiễu và gây rối.

Quyền lực:   Hành vi sai trái này xảy ra khi trẻ nghĩ rằng cách hòa nhập duy nhất là thống trị, chống đối, và lấy quyền cai quản. Chúng có thể tìm cách kiểm soát các tình huống. Phần lớn các hành vi tìm kiếm quyền lực liên hệ với sự giận dữ.

Trả thù:   Hành vi sai trái này xảy ra khi trẻ (từ 4 tuổi trở lên)  nghĩ rằng cách hòa nhập duy nhất là làm đau người khác như mình đã bị đau. Những trẻ này đã bị thất bại trong việc gây sự chú ý tích cực và vì vậy chúng chấp nhận cách gây chú ý tiêu cực bằng cách gây ra đau đớn và bất hạnh cho người khác. Những trẻ này cảm thấy mình đáng ghét. Có thể chúng đã bị thất bại khi tranh đấu về quyền lực và sau đó muốn trừng phạt người khác bằng cách trả thù.

Diễn tả sự yếu kém:   Hành vi sai trái này xảy ra khi trẻ (từ 4 tuổi trở lên) hoàn toàn bị thất bại và nản lòng trong việc hòa nhập và trẻ nghĩ rằng cách hòa nhập duy nhất còn lại là làm cho người khác không mong chờ gì nơi chúng nữa. Chúng tin là chúng vô dụng và thuyết phục người khác từ bỏ chúng luôn. Mục tiêu của chúng là làm cho người khác hết hy vọng nơi chúng. Trường hợp yếu kém nặng xảy ra sau những tháng hay những năm bị nản lòng.  

Khi trẻ có những hành động do sự tò mò, bệnh tật, đói khát, và buồn chán, hoặc do những lần trẻ cố gắng giúp đỡ thì không phải là những hành vi sai trái.

Nhận xét mục tiêu của trẻ:

Chú ý: 1) Bạn cảm thấy thế nào khi xảy ra hành vi ấy; 2) Bạn làm gì khi xảy ra hành vi ấy; 3) Trẻ phản ứng thế nào về những hành động của bạn đối với những hành vi ấy?  

Gây sự chú ý:   Bạn có thể cảm thấy bị phiền nên nhắc nhở hoặc dỗ ngọt trẻ. Trẻ sẽ ngừng hành vi sai trái một thời gian ngắn sau khi được sự chú ý mà trẻ mong muốn. Sau đó, trẻ sẽ làm lại hành vi sai trái đó hoặc làm một hành vi sai trái mới để gây lại sự chú ý.

Quyền lực:  Trẻ tìm kiếm quyền lực thường kích thích để bạn tức giận. Bạn cảm thấy quyền lực của bạn bị thử thách. Quay lại, bạn cố gắng bắt trẻ làm những gì bạn muốn, hoặc nhường cho chúng. Nếu bạn tranh đấu, trẻ sẽ đấu lại. Nếu bạn nhường, trẻ sẽ ngừng hành vi sai trái vì trẻ đã đạt được những gì chúng muốn.

Trả thù:  Trẻ tìm kiếm sự trả thù vì trẻ cảm thấy mình bị đối xử bất công. Bạn sẽ cảm thấy đau lòng do những hành động trả thù của trẻ. Nếu bạn nổi giận và bắt trẻ đền bù, trẻ sẽ phản ứng bằng cách trả thù tiếp.

Diễn tả sự yếu kém:   Một đứa trẻ diễn tả sự yếu kém để bạn từ bỏ chúng. Bạn cảm thấy thất vọng. Bạn không cố gắng nữa vì bạn đồng ý trẻ không đủ khả năng và bạn không mong chờ trẻ làm được những yêu cầu của bạn. Vì vậy, sẽ không có sự tiến bộ. Hành vi sai trái này luôn luôn liên kết với hành vi thụ động vì trẻ bị chán nản và sẽ không làm gì cả.

Ðôi lúc trẻ không nhận thức mục tiêu của chúng. Chúng có thể thay đổi mục tiêu tùy vào cách chúng nhìn nhận một tình huống. Một hành vi có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Nhiều hành vi khác nhau cũng có thể được dùng để đạt cùng một mục tiêu.

Chỉnh lại hành vi sai trái của trẻ:

Là phụ huynh hay người chăm sóc, bạn có thể củng cố những hành vi sai trái của trẻ khi bạn phản ứng theo cách trẻ mong muốn. Làm theo những hành vi sai trái trẻ mong đợi, bạn vô tình đã khuyến khích trẻ tiếp tục những hành vi sai trái này vì nó có hiệu quả. Bằng cách làm ngược lại những mong đợi của trẻ, bạn sẽ không củng cố những hành vi sai trái của chúng. Ðiều này có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ và sẽ làm thay đổi nhận thức của chúng. Trẻ sẽ thấy những hành vi sai trái của trẻ không có hiệu quả. Việc thay đổi phản ứng của bạn đòi hỏi thay đổi cả hành vi lẫn cảm giác của bạn. Trẻ cần thời gian để bỏ những mục tiêu và hành vi tiêu cực của chúng. Trẻ rất cần thời gian và sự cố gắng của phụ huynh. Phụ huynh không thể thay đổi trẻ; phụ huynh chỉ có thể thay đổi hành vi của chính mình để ảnh hưởng đến trẻ. Khi phụ huynh bắt đầu phản ứng một cách khác, nhiều trẻ tăng số lượng và cường độ hành vi sai trái. Nhưng sau đó, trẻ sẽ học được rằng những hành vi sai trái của chúng không có hiệu quả nữa.

Gây sự chú ý:   Khi có thể được, làm lơ hành vi sai trái có mục tiêu gây sự chú ý. Không tỏ ra sự tức giận. Ðừng bao giờ chú ý khi trẻ gây chú ý. Nên chú ý trẻ một cách tích cực những khi trẻ không mong đợi. Dạy cho trẻ biết là chúng đáng được chú ý nhưng không phải trong lúc chúng đòi hỏi.

Quyền lực:  Tránh sự xung đột bằng cách từ chối đấu tranh hoặc từ chối nhường nhịn. Cố đừng tức giận. Nếu được, để trẻ rút kinh nghiệm từ những hậu quả của hành vi sai trái. Dạy cho trẻ biết là những hành vi tìm kiếm quyền lực sẽ không kích thích được sự tranh giành quyền lực của bạn nữa. Thay vì tranh đấu, trẻ sẽ lãnh hậu quả những hành vi sai trái của chúng. Hợp tác với trẻ một cách thành công bằng cách yêu cầu chúng giúp đỡ, hỏi ý kiến và đề nghị của chúng. Khi không đôi co với trẻ, phụ huynh sẽ tránh đổ thêm dầu vào lửa. Trẻ sẽ không tranh đấu nếu phụ huynh không tỏ ra tức giận hay đau lòng.

Trả thù:  Những trẻ này muốn phụ huynh và người khác biết trẻ đã làm cho phụ huynh đau lòng. Vì thế, phụ huynh nên cố tránh tỏ ra đau lòng. Không bị đau lòng không phải điều dễ dàng khi trẻ muốn trả thù. Nhưng chu kỳ trả thù chỉ có thể giảm dần khi bạn tránh tỏ ra đau lòng. Thay vì bắt trẻ đền bù, cố xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Khi bạn tôn trọng trẻ, với thời gian chúng sẽ học đựơc là chúng không cần những hành vi sai trái để đạt được sự chú ý tích cực và tình thương. Sự tử tế và tính kiên nhẫn sẽ giúp trẻ giảm dần sự mong muốn trả thù.

Diễn tả sự yếu kém:   Những trẻ này rất nản lòng, thiếu tự tin nghiêm trọng, và tự đánh giá mình rất thấp. Ðiều quan trọng là phụ huynh không bỏ rơi chúng. Tránh sự chê bai. Tìm kiếm những ưu điểm để khen. Tập trung vào những sự cố gắng hoặc sự tiến bộ nhỏ của trẻ. Không nên tập trung vào những hoạt động trẻ cảm thấy yếu kém, nhưng nên tập trung vào hoạt động trẻ có thể làm và thích. Làm như vậy sẽ tăng sự can đảm của chúng và có thể ảnh hưởng đến những lãnh vực khác.

Kỷ luật có hiệu quả

Kỷ luật có hiệu quả là một quá trình học hỏi. Mục đích của kỷ luật là kỷ luật tự giác, là hướng dẫn trẻ có trách nhiệm và hợp tác. Then chốt là xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau và đòi hỏi sự hợp tác.  

Làm trẻ lãng quên:   Sử dụng cách này với trẻ nhỏ, nhất khi trẻ đang chơi gần những đồ nguy hiểm. Thứ nhất, gọi trẻ để gây sự chú ý, sau đó dẫn trẻ đến chỗ khác và làm trẻ tập trung vào việc khác thích hợp hơn.

Làm lơ hành vi sai trái khi thích hợp:   Kỹ năng này có thể sử dụng với những quấy rầy nhỏ và không làm hại người khác, chẳng hạn khi trẻ khoe khoang, giận dỗi, khóc the thé, cơn tam bành, tranh đấu về quyền lực, cố ngắt lời, cầu xin, và xúc phạm. Khi bạn làm lơ những hành vi sai trái này, bạn nên tránh tỏ ra cảm giác trên mặt của bạn hoặc trong cử điệu. Nếu trẻ đủ tuổi để ở một mình, bạn có thể bước ra ngoài phòng một vài phút. Những hành vi sai trái có thể tăng lên trước khi ngừng lại, nhưng sự kiên trì sẽ có hiệu quả. Bạn làm lơ hành vi sai trái, chứ không phải làm lơ trẻ. Khi trẻ cư xử một cách thích hợp, chú ý đến chúng ngay.

Môi trường có kết cấu:  Áp dụng với trẻ nhỏ tuổi. Giữ cho trẻ an toàn bằng cách cất những đồ vật nguy hiểm để tránh trẻ lấy đồ một cách dễ dàng.

Kiểm soát tình huống, chứ không kiểm soát trẻ:   Khi bạn kiểm soát tình huống, bạn hướng dẫn và cho trẻ tự do lựa chọn. Bạn nói ra những giới hạn và những lựa chọn của trẻ. Trẻ có thể chọn trong những giới hạn đã được đặt ra. Bạn có thể nhắc trẻ về những lựa chọn trong sự giới hạn. Chẳng hạn, ‘Con có thể chơi ở ngoài sau khi thay đồ hay là con có thể ở trong nhà.’

Khuyến khích trẻ tham gia vào sự lựa chọn và nhận hậu quả:   Khi trẻ lớn lên, chúng phải học cách quyết định và lãnh trách nhiệm cho hành vi của chúng. Cho trẻ nhỏ tuổi, những lựa chọn sẽ giúp chúng phát triển sự độc lập và sự hợp tác. Bạn có thể đưa ra những lựa chọn đơn giản như: ‘Con muốn lấy những trò chơi nào để đi chơi với bạn?’   ‘Con muốn bao nhiêu miếng, cái này hay cái này?’   ‘Con muốn mặc áo xanh hay áo đỏ hôm nay?’

 Trong tình huống lựa chọn, trẻ có thể nói ‘không, con muốn cái kia!’ Bạn sẽ đáp lời ‘Không được chọn cái đó.’

Hậu quả tự nhiên và hợp lý

Khi hành vi của trẻ cần phải sửa lại, bạn có thể sử dụng những hậu quả tự nhiên và hợp lý khi đưa ra sự chọn lựa. Những hậu quả tự nhiên xảy ra khi làm ngược lại với những quy luật của tự nhiên. Những hậu quả hợp lý xảy ra khi làm ngược lại với những luật lệ của sự hợp tác xã hội. Một thí dụ của hậu quả hợp lý là nếu trẻ cố ý đánh trẻ khác, trẻ đó sẽ không muốn chơi với chúng. Hậu quả tự nhiên không cần sự tham dự của người lớn, nhưng đôi khi hậu quả tự nhiên có thể gây nguy hiểm. Thí dụ, không nên cho trẻ ba tuổi chạy ngoài đường để học được sự nguy hiểm bị xe đụng. Thay vì cho trẻ chạy ngoài đường, bạn có thể đặt một hậu quả hợp lý: “Ngoài đường không phải chỗ cho con chơi vì có thể bị xe đụng. Con có thể chơi ở trong sân hay trong nhà, tùy con quyết định. Nếu con chạy ở ngoài đường một lần nữa, nghĩa là con đã quyết định chơi ở trong nhà.” Nếu trẻ vẫn quyết định chạy ở ngoài đường, trẻ đã phá giới hạn. Vì vậy, trẻ đã ‘chọn’ vào nhà. Lần sau cho trẻ chọn lại. Cuối cùng, có nhiều tình huống không có hậu quả tự nhiên, và vì vậy bạn cần phải đặt hậu quả hợp lý.

Hậu quả hợp lý đáp ứng những nhu cầu cho tình huống riêng biệt.   Hậu quả hợp lý có những đặc điểm sau đây:

1. Hậu quả hợp lý diễn tả những quy luật sống của xã hội. Thí dụ: Bạn đang nói chuyện với người lớn và trẻ vào phòng để chơi. Trẻ bắt đầu ồn ào. Bạn không la chúng ‘im lặng hay đi ra’. Bạn nói: ‘Xin lỗi, hai cô đang nói chuyện. Một là các em nói nhỏ thôi, hai là qua phòng khác chơi.’

2. Hậu quả hợp lý liên kết với hành vi sai trái. Thí dụ: Trẻ tiếp tục lấy thêm kẹo sau khi bạn đã nói lấy như thế là đủ rồi. Bạn không bắt trẻ úp mặt vào tường vì úp mặt vào tường và lấy thêm kẹo không liên kết với nhau. Bạn đưa ra lựa chọn bỏ lại kẹo hay không có kẹo ngày mai.

3. Hậu quả hợp lý phân biệt hành vi sai trái và trẻ. Hậu quả hợp lý không ngụ ý trẻ xấu vì trẻ đang có hành vi sai trái. Thay vì ngụ ý trẻ xấu, hậu quả hợp lý tỏ ra ‘Trong khi cô không thích hành vi của con, cô vẫn thương con.’ Thí dụ: Trẻ cố ý ném đồ ăn dưới đất. Bạn không đánh đòn hay la hét, nhưng bạn chỉ cho rằng trẻ ăn xong rồi và mời trẻ ra khỏi bàn. 

4. Hậu quả hợp lý liên quan đến những gì đang xảy ra. Hậu quả hợp lý liên hệ với những hành vi sai trái hiện tại, chứ không phải với những hành vi sai trái đã xảy ra trong quá khứ. Thí dụ: Trẻ xin phép một bạn qua nhà chơi. Lần trước bạn của trẻ qua nhà, chúng toàn cãi lộn với nhau thôi. Bạn nói ‘Con có thể mời bạn qua nhà nếu tụi con có thể vui vẻ chơi với nhau. Nếu cãi lộn, bạn con sẽ phải về.’

5. Hậu quả hợp lý được nói ra một cách vui vẻ. Cách nói nên luôn luôn kiên định nhưng không phải la hét hay tức giận.

6. Hậu quả hợp lý cho phép lựa chọn. Với sự lựa chọn, trẻ được cơ hội chọn hành vi có trách nhiệm, thay vì phải nghe chỉ dẫn cách đối xử.

Hướng dẫn sử dụng hậu quả hợp lý

Nên để quyết định của trẻ được thực hiện. Khi trẻ quyết định rồi, để cho trẻ gánh nhận hậu quả. Sau đó trẻ sẽ được thêm cơ hội tỏ ra trẻ sẵn sàng hợp tác. Thí dụ: Trẻ chơi lắp ráp mà không dọn dẹp. Trong ngày hôm đó giáo viên không cho trẻ chơi lắp ráp nữa. Hôm sau, giáo viên cho trẻ cơ hội làm lại.

Sẽ có những trẻ không quyết định khi bạn đưa ra sự lựa chọn. Có thể chúng không biết chúng muốn gì, hoặc chúng cố giữ sự chú ý của bạn hay muốn lấy quyền lực. Khi chuyện này xảy ra, nên chấp nhận là trẻ vô tội. Cho chúng một vài phút để quyết định. Nếu chúng không quyết định, bạn chọn dùm chúng.

Với hành vi sai trái đã lặp lại mấy lần, tăng thời gian của hậu quả. Mỗi lần hành vi sai trái xảy ra, tăng số lượng hậu quả.

Ðưa ra sự lựa chọn một cách tôn trọng. Giữ giọng nói ôn hòa và kiên định. Ðừng tức giận. Một cách nói ra hậu quả là ‘Con có thể __________, hay con có thể ______________. Con quyết định đi.’

Thí dụ: ‘Con có thể giữ bình tĩnh hay con có thể ra khỏi phòng. Con quyết định đi.’

‘Con có thể chơi với bạn một cách vui vẻ hay đi rửa chén với bố. Con quyết định đi.’

Một cách khác có thể nói: ‘Cô cho con ___________ nếu con _____________.’

            ‘Cô cho con chơi với bạn nếu con không đánh bạn.’

            ‘Cô cho con ngồi trong lòng cô nếu con ngồi im.’

Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Khi trẻ chọn hay có hành vi tỏ ra sự lựa chọn, bạn nói ‘Cô thấy con đã chọn’ hoặc ‘Hành động của con tỏ ra con đã chọn.’ Nói với trẻ khi có thêm cơ hội để chứng tỏ trẻ sẵn sàng hợp tác: ‘Con có thể thử làm lại _____________’

Nói càng ít càng tốt. Nói nhiều quá có thể làm hỏng kết quả. Nói nhiều quá củng cố mục tiêu hành vi sai trái của trẻ. Nói ít và thực hiện cách đơn giản. Những lúc không có sự lựa chọn, nói rõ ràng là không có sự lựa chọn. Thí dụ, ‘Mời vào nhà.’ Nếu trẻ không vào nhà, nói ‘Con muốn tự vào nhà hay muốn cô giúp con?’

Nguyên tắc căn bản về cách sử dụng hậu quả tự nhiên và hậu quả hợp lý:

A)    Hiểu mục tiêu, hành vi, và cảm xúc của trẻ:  Hậu quả hợp lý thích hợp nhất đối với những hành vi có mục tiêu gây sự chú ý. Tranh giành của trẻ tìm kiếm sự chú ý sẽ ít cường độ hơn so với những tranh giành của trẻ muốn lấy quyền lực hay trả thù. Thông thường trẻ có mục tiêu lấy quyền lực hay trả thù nhận thức hậu quả hợp lý là cách phạt tùy hứng. Trước khi sử dụng hậu quả hợp lý, phụ huynh của những trẻ muốn quyền lực hay trả thù cần tập trung vào việc xây dựng tương quan dựa trên sự tôn trọng và khuyến khích. Họ cần phải hoãn lại phản ứng về những tranh đấu cho đến khi tương quan đã tiến bộ.

B)    Vừa kiên định vừa tử tế:   Hầu hết các phụ huynh vừa kiên định vừa tử tế. Giọng nói sẽ tỏ ra sự tử tế của bạn, trong khi cách thực hiện hậu quả sẽ tỏ ra sự kiên định. Sự kiên định không có nghĩa là sự nghiêm ngặt hoặc khắc nghiệt. Sự nghiêm ngặt liên quan đến sự kiểm soát trẻ; sự kiên định là thái độ đối với sự quyết định. Một thí dụ về sự kiên định: ‘Mẹ sẽ cho phép bạn con qua ngủ với con nếu tụi con đi ngủ lúc 9 giờ đêm’ với cách thực hiện thích hợp nếu chúng còn thức sau 9 giờ.

C)    Ðừng cố làm phụ huynh ‘tốt’:   Tránh sự bảo vệ quá đáng. Nên để cho trẻ có kinh nghiệm lãnh nhận hậu quả đối với những quyết định của chúng. Tránh đảm nhận những trách nhiệm mà trẻ phải chịu một cách hợp lý.

D)    Có hành vi nhất quán hơn:   Tăng sự nhất quán của bạn sẽ giúp trẻ biết những gì bạn đòi hỏi, để chúng có thể theo đó mà quyết định.

E)     Phân biệt giữa hành động và người làm hành động:  Giọng nói và hành vi của bạn nên tỏ ra tôn trọng trẻ ngay cả khi hành vi của trẻ không thể chấp nhận được.

F)     Khuyến khích sự độc lập:  Trẻ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để lãnh trách nhiệm khi lớn lên nếu bạn để cho chúng độc lập. Bạn càng giúp trẻ độc lập, trẻ càng cảm thấy xuất sắc.

G)    Tránh sự tội nghiệp:  Nhiều phụ huynh ‘bảo vệ’ trẻ bằng cách không giao cho trách nhiệm vì họ tội nghiệp chúng. Sự tội nghiệp là một thái độ rất tai hại vì chứng tỏ cho trẻ thấy là chúng không thể tự giải quyết vấn đề.

H)    Tránh lo lắng về những gì người ta nghĩ:   Nhiều phụ huynh e ngại để cho trẻ nhận hậu quả của hành vi vì sợ sự không đồng ý của ông bà, bạn bè, hàng xóm, giáo viên, và người khác. Trẻ là cá nhân và phải được học cách quyết định để chọn hành vi như thế nào.

I)       Nói bớt lại, thực hiện bằng hành động nhiều hơn:   Phụ huynh ngăn chặn hiệu quả của họ vì nói nhiều quá. Trẻ rất dễ bị ‘điếc’ đối với lời khuyên của phụ huynh. Phần lớn những cuộc nói chuyện nên xảy ra khi đang vui vẻ với nhau và khi trẻ vui lòng lắng nghe. Khi sử dụng hậu quả hợp lý, nên nói một cách tối thiểu và thực hiện bằng hành động.

J)       Tránh tranh đấu hoặc nhường:   Nên đặt ra những giới hạn và để cho trẻ quyết định cách phản ứng. Chuẩn bị đón nhận sự quyết định của chúng. Ðây không phải là tranh giành quyền lực, thi đấu, hoặc tranh đấu. Mục tiêu của bạn là giúp trẻ chịu trách nhiệm cho hành vi của chúng. Ðừng nên nhường khi trẻ cầu xin lấy lại hậu quả, hay khi trẻ đe dọa, hoặc la hét như ‘Mẹ không thương con nữa’ hay ‘Con ghét mẹ.’

K)    Sau khi xảy ra một tai nạn, cho mọi trẻ chia sẻ trách nhiệm:   Khi có gì xảy ra trong nhóm trẻ, đừng làm thám tử tìm kiếm người có lỗi. Tìm kiếm lỗi chỉ gia tăng sự cạnh tranh giữa chúng. Ðể cho mọi trẻ chia sẻ trách nhiệm. Ðể cho trẻ tự quyết định cách giải quyết vấn đề. Ðừng nghe chúng méc nhau.

Các bước áp dụng những hậu quả

1) Ðưa ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn rất cần thiết khi sử dụng những hậu quả hợp lý. Các lựa chọn được đưa ra bởi phụ huynh và phụ huynh đón nhận sự quyết định của trẻ. Vì thế, trẻ quyết định không có bị áp lực từ bên ngoài. Giọng nói của phụ huynh rất quan trọng vì phải tỏ ra thái độ tôn trọng, chấp nhận, và có ý tốt.

2) Khi thực hiện một hậu quả, cho trẻ biết trẻ sẽ có cơ hội thay đổi quyết định của chúng sau đó. Sau khi cho trẻ sự lựa chọn, trẻ thường thử vượt qua những giới hạn. Khi điều này xảy ra, nói với chúng sự quyết định vẫn giữ nguyên, nhưng sau đó trẻ có thể làm lại.

3) Nếu hành vi sai trái lặp lại, kéo dài thời gian trước khi cho trẻ có cơ hội thử lại.

Dành thời gian để tỏ ra sự thương yêu:   Mọi trẻ muốn được chú ý. Có những phụ huynh chỉ chú ý đến những điều tích cực trẻ làm; có những phụ huynh chỉ chú ý đến những điều tiêu cực; và có những phụ huynh chú ý đến cả hai. Cách tốt nhất là cố gắng dành thời gian có chất lượng cho mỗi trẻ mỗi ngày. Chia 10 phút mỗi ngày vào một thời gian nhất định cho mỗi trẻ.

Ðể cho trẻ tự làm:   Khi trẻ lớn lên và học cách hợp tác với chúng ta, chúng ta tỏ ra sự tự tin để giúp trẻ xây dựng sự tự tin của chúng bằng cách để trẻ tự làm. Chúng ta bảo vệ chúng, nhưng đừng bảo vệ nhiều quá. Những trẻ bị bảo vệ nhiều quá phát triển thiếu tự tin. Một cách khác là không đòi hỏi sự vâng lời tuyệt đối. Cuối cùng là đừng nuông chiều và để cho trẻ làm tất cả những gì trẻ thích. Khi phụ huynh nuông chiều quá, phụ huynh dạy trẻ là chúng có quyền lấy những gì chúng muốn, bất chấp người khác.

Tăng sự nhất quán của bạn:   Trẻ cần một kỷ luật nhất quán và đều đặn. Khi phụ huynh đối xử cùng một cách với cùng loại hành vi, bất cứ lúc nào và ở đâu, trẻ sẽ biết mình bị gì nếu chúng có hành vi sai trái. Khi bạn dẫn trẻ đi ở ngoài, nên dùng cùng một cách để đối xử với trẻ như ở nhà. Thí dụ: khi đi siêu thị, trẻ muốn những đồ chơi chúng đã thấy trên tivi. Bạn đã nói trước khi bước vào siêu thị những ‘quy luật’ khi đi siêu thị, bao gồm quy luật về mua đồ chơi. Trẻ không theo quy luật và bắt đầu la hét om sòm. Bạn tiếp tục mua đồ. Nếu trẻ tiếp tục hành vi sai trái, bạn ngừng mua đồ và đi về. Bạn nói với trẻ rằng trẻ sẽ không được đi mua đồ với bạn nữa cho đến khi trẻ sẵn sàng giữ quy luật khi đi siêu thị. Thêm nữa, nên biết chắc trẻ đã nghỉ ngơi và không đói bụng trước khi đi đến siêu thị. Ở quán ăn, dẫn trẻ đi đến những chỗ có đồ ăn trẻ thích. Cho trẻ mang theo một đồ chơi nhỏ. Quy luật hành vi giống như ở nhà. Nếu trẻ có hành vi sai trái, bữa ăn kết thúc và nên mang đồ về. Nếu những người khác chưa ăn xong, một người có thể đi với trẻ ra xe và đợi những người còn lại.

Chú ý hành vi tích cực:  Nên có giờ để nhận thức hành vi tốt của trẻ, chứ không phải chỉ nhận thức hành vi xấu. Thậm chí một lát sau, nên nói về hành vi tích cực sau khi sửa hành vi sai trái. Ðiều này sẽ giúp trẻ biết bạn không bằng lòng hành vi sai trái, chứ không phải con người của trẻ.

Không cho trẻ tham gia hoạt động bằng cách phạt thời gian tách biệt:   Ðây là một cách để giúp trẻ lấy lại sự tự chủ. Cách này cho trẻ thời gian để giúp trẻ bình tĩnh lại. Nên sử dụng cách này như cách cuối cùng khi những phương pháp khác không có hiệu quả. Sử dụng cách này với hành vi gây nhiều phá rối, như cơn tam bành mà không làm lơ được, can thiệp liên miên đến hoạt động của bạn mà không làm lơ được, hoặc hành động thô bạo hay hung hăng. Hình phạt thời gian tách biệt có hiệu quả khi bạn (người lớn) dời khỏi chỗ đó, nếu có thể được. Hãy chắc chắn trẻ được an toàn và sau đó ra khỏi phòng một thời gian ngắn hạn. Nếu bạn không ra ngoài được, nên sử dụng những hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn sử dụng cách phạt trẻ bằng thời gian tách biệt:

  1. Chọn chỗ để áp dụng. Chỗ này có thể trong phòng của trẻ hoặc ở góc phòng với một cái ghế.
  2. Giải thích luật lệ. Làm điều này trước khi phạt trẻ thời gian tách biệt. Bạn có thể treo một bảng luật lệ. Giải thích là khi hành vi của trẻ tỏ ra trẻ chưa sẵn sàng tiếp xúc với người khác, trẻ đã chọn thời gian tách biệt. Nói với trẻ thời gian tách biệt kết thúc từ 3 đến 5 phút hoặc sau khi nghe chuông reng. Nếu hành vi tiếp tục sau khi trẻ trở lại, tăng thêm một phút cho hình phạt thời gian tách biệt mới. Thời gian tách biệt dạy trẻ sự tự chủ.
  3. Làm lơ hành vi sai trái khi trẻ đang bị phạt thời gian tách biệt. Nếu trẻ rời khỏi ghế hay ra khỏi phòng, tăng thêm phút cho thời gian tách biệt.
  4. Cuối cùng, khi thời gian tách biệt kết thúc, nghĩa là đã kết thúc rồi, không nên bàn thảo về nó nữa.

Sử dụng cách thưởng đồng xu cho các hành vi nghiêm trọng và dai dẳng hơn:

Ðồng xu có thể là những miếng nhựa hay bông hoa bé ngoan. Cho và lấy lại đồng xu khi có hành vi tích cực và tiêu cực. Nên có thưởng sau bao nhiêu đồng xu.

1. Ðịnh nghĩa rõ ràng hành vi nào trẻ có thể kiếm được (và mất) đồng xu. Viết và treo một bảng luật lệ, như ‘mỗi trang toán làm xong, được một đồng xu.’ Lặp lại thường xuyên.

2. Thưởng đồng xu cho trẻ ngay sau hành vi mong muốn.

3. Quy định giờ nhất định cho trẻ đổi đồng xu lấy đồ vật (thức ăn thích nhất, đồ chơi, hoạt động, và quyền lợi). Nếu cần, cho trẻ đổi đồng xu nhiều lần trong ngày. Tiếp tục bổ xung những phần thưởng mới vì trẻ sẽ chán những cái đã thưởng rồi.

4. Ðồng xu bị tịch thu khi trẻ có hành vi tiêu cực. Nhưng, nên cho trẻ kiếm nhiều đồng xu hơn là bị lấy lại. Nếu không chương trình sẽ không có hiệu quả.

5 phương pháp có hiệu quả trong vấn đề tương quan giữa phụ huynh và trẻ:

1. Phản ảnh sự lắng nghe và tìm kiếm sự lựa chọn

2. Nói ra cảm xúc của mình

3. Hậu quả tự nhiên và hợp lý

4. Thời gian tách biệt

5. Mất đặc quyền

Phản ảnh sự lắng nghe: tỏ ra cho trẻ biết là chúng ta thực sự đang lắng nghe và hiểu cảm xúc của chúng. Phản ảnh sự lắng nghe bao gồm: lắng nghe trẻ khi chúng nói, và sau đó nói lại những gì chúng vừa nói. Việc này chứng tỏ bạn thực sự đã nghe chúng. Thí dụ: Trẻ than với phụ huynh là trẻ khác không thích trẻ vì chúng không cho trẻ chơi với chúng. Phụ huynh có thể nói lại với trẻ: ‘Con cảm thấy rất chán nản vì những trẻ khác không cho con chơi. Chắc con buồn lắm.’ Phản ảnh sự lắng nghe có thể rất ích lợi đối với những trẻ diễn tả sự yếu kém.

Tìm kiếm sự lựa chọn: giúp cho trẻ quyết định nên làm gì vì điều này dạy chúng giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm sự lựa chọn trong tình huống. Phương pháp này trợ giúp trẻ làm sáng tỏ và hiểu biết cảm xúc. Đồng thời, đây cũng có thể là một cách giúp cho bạn và trẻ tìm kiếm những lựa chọn tình huống. Khi tìm sự thay thế, bạn có thể hỏi, ‘Làm sao con kết luận con không thể làm ______?’ ‘Có phải con nghĩ con không làm được vì con phải làm một cách hoàn hảo không?’

Nói cảm xúc của mình: chia sẻ cảm giác của mình với trẻ không theo cách xét đoán mà để chứng tỏ chúng ta tin tưởng và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Không nên dùng phương pháp này nhiều quá vì trẻ có thể làm lơ, hoặc phương pháp này có thể củng cố hành vi sai trái. Phương pháp nói lên cảm xúc của mình có hiệu quả đối với mục tiêu gây sự chú ý, quyền lực, và trả thù. Vì thế, chỉ nên dùng phương pháp này khi bạn và trẻ không có sự xung đột. Dùng phương pháp này khi đang xung đột chỉ làm tăng thêm cường độ. Khi bạn nói ra cảm xúc của mình, chuẩn bị đón nghe những lời đáp về cảm xúc của trẻ. Những thí dụ về phương pháp nói ra cảm xúc của mình như sau:

‘Khi cô đang làm việc mà có nhiều tiếng ồn quá, cô bị chia trí vì cô không tập trung được.’

‘Mẹ rất bực bội và giận khi mẹ về nhà và những gì mẹ nói con làm, con chưa làm xong.’  

Hậu quả tự nhiên và hợp lý:  là những phương pháp giúp chúng ta chỉnh lại hành vi sai trái và khuyến khích trẻ giữ kỷ luật tự giác.  

Phương pháp mất đặc quyền:   nên dùng đối với trẻ có hành vi sai trái dai dẳng hơn, thậm chí với trẻ lớn tuổi hơn. Phương pháp này là sự lựa chọn làm hành vi mong muốn hay bị mất đặc quyền. Một cách khác là làm danh sách về những hành vi tích cực và tiêu cực, và những hậu quả tích cực và tiêu cực của chúng.

Tìm kiếm sự thay thế

Tìm kiếm sự thay thế giúp trẻ xem xét các giải quyết đa dạng đối với vấn đề khó. Những người lớn nghệ cảm có thể trợ giúp trẻ chọn giải quyết hợp lý. Quá trình này không nên bị lẫn lộn với lời khuyên. Nói lời khuyên như ‘Con làm cái này ____’ hoặc ‘Mẹ nghĩ con nên làm ______’ không hữu ích. Giúp trẻ tìm kiếm sự thay thế nghĩa là trợ giúp trẻ nhận xét và lý luận những lựa chọn có sẵn để giải quyết vấn đề. Việc này trợ giúp trẻ đánh giá mỗi đường và sau đó quyết định đi đường nào. Nên gợi ý một cách tối thiểu để trẻ không lệ thuộc vào ý kiến của bạn. Thời điểm gợi ý rất quan trong.

Các bước tìm kiếm sự thay thế:

1. Phản ảnh sự lắng nghe để hiểu và làm sáng tỏ cảm xúc của trẻ.

            ‘Con giận….’

            ‘Mẹ cảm nhận con cảm thấy…’

2. Tìm kiếm sự thay thế bằng cách nghĩ ra nhiều khả năng. Lấy ý kiến của trẻ càng nhiều càng tốt.

            ‘Mình có thể xét những gì con có thể làm về điều này không?’

            ‘Nếu con muốn đối xử với cô giáo của con cách tốt hơn, con có thể làm gì?’

3. Trợ giúp trẻ chọn sự giải quyết. Giúp trẻ đánh giá nhiều khả năng xảy ra.

            ‘Ý kiến nào con thấy tốt nhất?’

4. Bàn thảo những kết quả có thể xảy ra với sự quyết định.

            ‘Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu con làm như vậy?’

5. Lấy sự quyết định.

            ‘Con quyết định làm gì?’

            ‘Khi nào con sẽ làm?’

6. Dành thời gian để đánh giá.

            ‘Con sẽ làm như vậy bao lâu?’

            ‘Khi nào chúng mình sẽ bàn thảo lại điều này?’

Những thông điệp về mình

Ðể ảnh hưởng trẻ, bạn cần phải biết diễn tả một cách dễ hiểu về cảm xúc, ý nghĩa và ý của bạn. Khi nói chuyện với trẻ, nghĩ về ‘thông điệp về trẻ’ và ‘thông điệp về mình’ sẽ ích lợi. Thông điệp về trẻ đổ lỗi và chỉ trích trẻ. Ðiều này công kích bằng lời và gợi ý trẻ có lỗi. Thông điệp về mình diễn tả cách đơn giản hành vi của trẻ làm cho bạn cảm thấy như thế nào. Thông điệp về mình tập trung vào bạn, không tập trung vào trẻ. Ðiều này nói lên cảm xúc của bạn. Thí dụ: ‘Khi con mặc đồ đẹp để đi chơi, quần áo của con sẽ bị rách và cũ đi, và mẹ lo lắng vì chúng ta không đủ tiền để may quần áo mới.’

 Thông điệp về mình diễn tả những cảm xúc của người nói. Thông điệp về mình rất cụ thể. Ðiều này cần thái độ không chỉ trích và không thù nghịch.

Tức giận thường xuyên có thể củng cố mục tiêu lấy quyền lợi hay trả thù của trẻ. Tức giận của phụ huynh cũng có thể ngăn cản sự giao tiếp. Trẻ sẽ cảm thấy bị đe dọa và trở thành tự vệ hay tìm cách đánh lại để không mất mặt. Sự tức giận thường xuyên của phụ huynh có thể làm hư mối tương quan giữa trẻ và phụ huynh. Trước khi diễn tả cảm xúc không hài lòng của bạn, cho trẻ biết cảm xúc của bạn liên kết đến hậu quả hành vi của trẻ, thay vì chính hành vi: ‘Với những tiếng ồn, cô khó mà nghe được.’

Các bước làm thông điệp về mình:

Thông điệp về mình bao gồm 3 đặc điểm chính: hành vi, cảm xúc, hậu quả.

1. Diễn tả hành vi làm cho bạn bị phiền (Diễn tả thôi, không nên đổ lỗi.): ‘Khi con không cho mẹ biết trước và không về nhà sau khi đi học…’

2. Nói ra cảm xúc của bạn về hậu quả hành vi đối với bạn:   ‘Mẹ lo con bị xảy ra gì …’

3. Nói ra hậu quả:   ‘Vì mẹ không biết con ở đâu.’  

Cách làm thông điệp là:

  1. Khi (nói về hành vi)
  2. Cô cảm thấy (nói về cảm xúc của bạn)
  3. Vì ( nói về hậu quả)

Một lần nữa, tập giao tiếp với cảm xúc của bạn bằng thông điệp về mình. Thông điệp về mình cho trẻ biết hành vi của chúng can thiệp như thế nào và cảm xúc của bạn về sự can thiệp này. Nói về cảm xúc của bạn mà không đổ lỗi. Dùng thông điệp về mình để nói ra cảm xúc tích cực và cả những gì làm bạn không vui lòng. Khi nói ra thông điệp về mình một cách tức giận, sẽ trở thành thông điệp về trẻ. Thông điệp về trẻ đổ lỗi cho trẻ và chỉ trích trẻ. Khi có xung đột, giới hạn lời nói về nhận thức cảm xúc và trả lời câu hỏi. Nếu có thể được, nên để dành chuyện này cho đến khi bình tĩnh mới vui vẻ nói.

Trợ giúp trẻ học cách đương đầu với cảm xúc của trẻ

Nếu trẻ luôn luôn cảm thấy tức giận, hung hăng, căng thẳng, hoặc buồn, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Thêm nữa, giúp trẻ bắt đầu nhận ra và đương đầu với cảm xúc khó khăn hay đau đớn khi xảy ra. Bàn thảo cảm xúc là gì và những loại cảm xúc khác nhau (vui, buồn, sợ hãi, hứng thú, lo lắng, v.v.). Sau đó giúp trẻ thường xuyên nhận thức, nhận xét, và xếp loại cảm xúc cụ thể khi xảy ra. Củng cố trẻ (bằng lời khen hay cách khác) khi trẻ có thể nói ra (hoặc nói một mình) khi cảm xúc cụ thể đang xảy ra. Sau đó dạy trẻ những kỹ năng đương đầu cụ thể để giúp quản lý cảm xúc của chúng. Kỹ năng đương đầu giúp cho trẻ tập trung vào những gì ngoài cảm xúc của chúng, và vì vậy giảm dần sự đau lòng ngay lúc đó. Những phướng pháp đương đầu bao gồm: đếm ngược từ 20 đến 10 hay từ 5 đến 1; đọc cửu chương; hít sâu; lập đi lặp lại câu dịu dàng; nghĩ đến những gì làm cho trẻ vui (như người nào đó, con vật, tình huống, hoặc phim hoạt hình/ tivi/ nhân vật); vẽ hoặc viết về những gì làm trẻ bực bội; giậm chân hay đánh gối khi tức giận. Cuối cùng, khuyến khích trẻ chia sẻ với bạn hay với người bạn tin tưởng về những gì làm trẻ khó chịu.

Sự quản lý những trẻ khó vâng lời hoặc không vâng lời:

Đối với trẻ nhỏ, sử dụng hệ thống củng cố đồng xu. Đối với trẻ lớn tuổi hơn, dùng danh sách đã đặt trước về những hậu quả tích cực và tiêu cực cho những hành vi tích cực và tiêu cực. Viết một danh sách về những hành vi sai trái cụ thể sẽ bị những sự mất đặc quyền như hậu quả. Ngồi xuống với trẻ và yêu cầu chúng làm một danh sách về mọi hành vi tích cực và tiêu cực và hành vi không mong muốn mà trẻ có thể biểu lộ. Những hành vi tích cực có thể bao gồm: thức dậy và đi đến trường đúng giờ, làm việc nhà, làm bài, đi ngủ đúng giờ, v. v. Những hành vi tiêu cực có thể bao gồm: sự hung hăng, đến trường muộn, hành vi sai trái ở trường, về nhà muộn, không làm việc nhà, v.v. Yêu cầu trẻ giúp bạn tạo ra hậu quả tích cực và tiêu cực cho những hành vi tích cực và tiêu cực. Thí dụ: nếu trẻ ra khỏi nhà để đi học đúng giờ, trẻ có thể coi thêm nửa tiếng tivi chiều đó; nếu trẻ không làm hết việc nhà của chúng, trẻ sẽ mất một số tiền lì xì; nếu trẻ bị phạt lần nữa ở trường, trẻ phải ở trong nhà sau khi học xong đến giờ ngủ mà không được nói chuyện bằng điện thoại, không được coi ti vi, và không được chơi trò chơi trong 2 ngày. Cuối cùng, treo danh sách này trên tủ lạnh và lặp lại khi cần. Cho trẻ biết đó là những luật lệ của nhà. Cho những hành vi khó hơn, làm danh sách về những hậu quả nặng hơn cho những hành vi tiêu cực.

Mục lục tham khảo:

Dinkmeyer, D. & McKay, G. (1989). STEP: Parenting Young Children. Circle Pines, MN: American Guidance Service.

Dinkmeyer, D. & McKay, G. (1989). STEP: Parenting Teenagers. Circle Pines, MN: American Guidance Service.

Dinkmeyer, D. & McKay, G. (1989). STEP: The Parent’s Handbook. Circle Pines, MN: American Guidance Service.

Những nguyên tắc thêm giúp phụ huynh cách hiệu quả:

1. Luôn luôn làm nhất quán và càng nhanh càng tốt về những phương pháp kỷ luật của bạn.

Dùng danh sách đã làm trước đây về những hành vi tích cực và tiêu cực và những hậu quả của chúng, hoặc cho chúng lựa chọn hậu quả ngay trong lúc có chuyện xảy ra. Tập đưa ra chỉ 2 lựa chọn với những hậu quả cho trẻ. Ðể cho trẻ quyết định, cho hậu quả khi cần thiết, và sau đó giữ đúng như vậy. Tập làm điều này một cách kiên định và trung lập. Thí dụ: ‘Hoặc con dọn đồ này, hoặc con ở trong nhà suốt ngày. Con chọn đi.’

2. Không để cho trẻ lôi kéo bạn.

Giữ sự tự chủ. Không cho trẻ lôi kéo bạn để lấy lại hoặc bớt lại hậu quả khi đã nói rồi. Có những trẻ thử làm phụ huynh ân hận với hành động hay lời nói (‘Mẹ không thương con nữa…Không có ai thương con…Con ghét con…Không phải lỗi của con….Mẹ ghét con.’). Những trẻ khác thử ‘ngọt ngào’ với phụ huynh bằng cách đối xử hay tâng bốc (Mẹ là người mẹ tốt nhất trên đời…Con thương mẹ…Con xin lỗi mẹ, con sẽ không bao giờ làm như vậy nữa…Nếu mẹ cho con đi chơi ở ngoài, con sẽ dọn dẹp nguyên cả nhà). Thêm nữa, đừng cho trẻ ‘chơi’ người cha chống lại người mẹ. Có lúc trẻ sẽ bị phạt bởi một phụ huynh (cha hay mẹ) nhưng sau đó trẻ sẽ đến phụ huynh kia để xin bớt lại hình phạt hoặc xin phép làm điều trẻ muốn. Cả hai phụ huynh nên củng cố những quyết định của nhau và không bao giờ thay đổi hoặc bất đồng ý kiến về những quyết định của họ trước mặt trẻ. Bàn thảo những vấn đề này ban đêm khi trẻ đã ngủ.

3. Không cãi lộn với trẻ.

Không bàn thảo những quyết định kỷ luật của bạn với trẻ. Sau khi đã ra kỷ luật xong, một lát sau, bạn có thể lặp lại những luật lệ của nhà và những hậu quả cho hành vi sai trái. Tránh những cuộc bàn thảo dài dòng về sự công bằng của những luật lệ nhà và hậu quả của hành vi sai trái. Nói và treo lên những hậu quả cho những hành vi không chấp nhận được. Dạy trẻ những hành vi thích hợp và những hành vi không thích hợp, và những hậu quả cho hành vi không thích hợp sẽ là gì.

4. Hành vi sai trái đã được củng cố sẽ có thể bị lặp lại.

5. Hành vi sai trái đã được kỷ luật cách không tức giận sẽ xảy ra ít hơn. Những phụ huynh kỷ luật trẻ cách không tức giận sẽ giữ quyền lực và tỏ ra không muốn hành vi sai trái chứ không phải không muốn con trẻ. Tập kỷ luật khi đang bình tĩnh.

6. Nhấn mạnh những sự tích cực. Khi trẻ đã làm điều gì xuất sắc hoặc có hành vi tích cực, khen trẻ. Dành thời gian để nhận ra và tán thưởng hành vi tích cực của trẻ để củng cố trẻ làm thêm.

7. Ðừng bị dọa bởi sự tức giận của trẻ. Khi bạn đang thay đổi hành vi của trẻ, trẻ có thể phản ứng bằng sự tức giận và sự chống cự. Nên chờ đợi điều này, vì khi thi hành kỷ luật mới, thử thách đó là bình thường. Đừng nhượng bộ, giữ kiên định trong sự kỷ luật của bạn để trẻ dần dần thay đổi hành vi sai trái.

8. Sự thay đổi không xảy ra trong một ngày. Cần thời gian để gia đình thấy hành vi tích cực mới. Chắc trẻ đã có bao nhiêu năm để phát triển những thói quen hay hành vi, và vì vậy nên chờ đợi một thời gian trước khi trẻ thay đổi. Khi bắt đầu những phương pháp mới, hành vi sai trái của trẻ có thể tăng lên trưóc khi bớt đi. Trẻ có thể đối xử tệ hơn để thử thách bạn và để có cùng kết quả như trẻ đã được trước đây. Nên kiên nhẫn và đừng từ bỏ những phương pháp mới. Sự kỷ luật có hiệu quả cần nhiều thời gian. Sự kiên nhẫn giúp đỡ rất nhiều để bớt lại hành vi sai trái và tiến bộ tương quan giữa phụ huynh và trẻ.

Hệ thống sổ hành vi ở trường:

Hệ thống này bao gồm một cuốn tập nhỏ trẻ sẽ mang đến giáo viên để ký tên trước khi về mỗi ngày. Bổn phận của trẻ là phải xin giáo viên ký, giáo viên không phải nhắc nhở. Giáo viên sẽ viết về hành vi của trẻ trong ngày đó, nhất là a) nếu trẻ ngồi im trong ghế b) nếu trẻ làm bài trong lớp c) nói chuyện vừa vừa (không nhiều quá) và d) nếu có hành vi thích hợp (không đánh lộn, chửi tục, đến trường muộn). Giáo viên cũng có thể viết nếu trẻ nộp bài hôm đó và ngày mai sẽ phải nộp bài nào. Giáo viên cũng có thể viết về những điều khác phụ huynh nên biết. Phụ huynh có thể sao lại những tờ có những lãnh vực mà phụ huynh muốn biết để giáo viên đánh dấu, ký tên và ghi ngày. Sau đó trẻ sẽ đưa cho cha mẹ cuốn tập khi về nhà. Nếu trẻ bị những dấu của giáo viên nói về hành vi không tốt trong ngày hôm đó hoặc nếu trẻ không có mang về cuốn tập vì bất cứ lý do nào, những hình phạt có thể xảy ra bao gồm hình phạt nặng như không được đi chơi ở ngoài, không được chơi với đồ chơi, không được có bạn qua nhà, và không được coi tivi.

Mục lục tham khảo:

Silverman, M. & Lusting, D. (1987) Parent Survival Training. Hollywood, CA: Melvin Powers Wilshire Book Company.

Scroll to Top