Tạo cơ hội giao tiếp/ Creating opportunities

Thuyết Trình Ngắn 4

Tạo cơ hội giao tiếp:

Giúp trẻ chủ động yêu cầu; Gíup trẻ chủ động bình luận và đặt câu hỏi.

Mời quý vị xem bài thuyết trình 4: https://it.umn.edu/services-technologies/resources/umconnect-retired-june-30-2021

Creating opportunities for child initiation:

Describes ways parents can create opportunities for their child to initiate interactions. How to arrange the environment to encourage child-initiated requests and comments. To view, click on website above.

Nội dung bài thuyết trình:

Quý vị có thể vừa nghe và vừa tham khảo nội dung ở dưới:

Tạo cơ hội giao tiếp

1) Nhiều trẻ em chậm nói chưa biết cách bắt vào việc giao tiếp với người xung quanh. Thành thử ra, bước đầu tiên trong việc gíúp trẻ phát triển ngôn ngữ là tạo ra cơ hội để trẻ chủ động giao tiếp.

2) Chữ ‘giao tiếp’ ở đây bao gồm yêu cầu, bình luận và đặt câu hỏi. Tôi bắt đầu ở đây với những cách giúp trẻ em tự yêu cầu.

Giúp trẻ chủ động yêu cầu

3) Trẻ chậm nói cần rất nhiều cơ hội tập giao tiếp. Nhiều lúc cha mẹ biết những gì trẻ cần trước khi trẻ nói ra. Nhưng cha mẹ nên giúp trẻ tập giao tiếp bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tự yêu cầu. Nguyên tắc là tạo cơ hội và đợi trẻ tiếp xúc với mình. Đợi trẻ giao tiếp trước là việc rất quan trọng để trẻ có cơ hội tự tỏ ra sở thích hoặc nhu cầu của mình. Ngay sau khi trẻ giao tiếp, hãy củng cố sự cố gắng của trẻ.

4) Đây là những cách tạo cơ hội cho trẻ tập yêu cầu.

a) Ví dụ, cha mẹ có thể cất những đồ chơi trên kệ cao

 để trẻ thấy được nhưng không tự lấy được. Cha mẹ nên nhìn trẻ và đợi trẻ yêu cầu sự giúp dỡ của cha mẹ. Cũng như vậy, cha mẹ có thể cho đồ chơi vào hộp bằng nhựa hay bằng thủy tinh để trẻ thấy được nhưng không tự mở hộp ra được. Cha mẹ đưa hộp cho trẻ và đợi trẻ xin cha mẹ giúp mở. Những trẻ chưa nói được sẽ giao tiếp theo khả năng của mình. Có thể trẻ vươn tay đến đồ vật và nhìn đến cha mẹ, hoặc trẻ ra tiếng ‘a’ và nhìn đến đồ vật. Quan trọng là trẻ vừa ra tiếng và vừa nhìn đến người nghe.  Đây là những cách trẻ giao tiếp và ‘yêu cầu’ sự giúp đỡ của người khác. Ngay sau khi trẻ tự yêu cầu, cha mẹ nên cho trẻ đồ vật ấy để củng cố sự cố gắng giao tiếp của trẻ.

b) Khi trẻ khát nước, thay vì rót nguyên một ly nước, cha mẹ có thể rót một hớp thôi và đưa cho trẻ. Cha mẹ nên đợi trẻ yêu cầu uống thêm trước khi rót thêm một hớp và tiếp tục từng hớp như vậy.

c) Cha mẹ cầm lấy hai đồ chơi trẻ thích, cầm trước mặt trẻ, nhìn vào mặt trẻ và đợi trẻ tự chọn một trong hai đồ chơi. Đưa ra hai lựa chọn là cách tốt để chỉ dẫn cho trẻ biết cách xin đồ vật.

d) Khi đang sinh hoạt với trẻ (như là ca hát, đọc thơ, v.v.), sau khi chơi một lát, cha mẹ có thể ngừng chơi, nhìn vào mặt trẻ, và đợi để trẻ yêu cầu chơi tiếp.

Trong những trường hợp tạo ra cơ hội giao tiếp này, trẻ chưa nói có thể giao tiếp bằng cử chỉ, tiếng ‘aa’, hoặc cầm tay cha mẹ. Tuy chưa nói ra lời, trẻ vẫn giao tiếp được theo khả năng của mình. Vì vậy, cha mẹ nên củng cố sự cố gắng giao tiếp của trẻ bằng cách giúp trẻ ngay sau khi trẻ yêu cầu.

5) Tóm tắt lại, cha mẹ có thể giúp trẻ tự tỏ ra sở thích hoặc nhu cầu của mình bằng cách tạo cơ hội để trẻ cần sự giúp đỡ, đợi trẻ chủ động yêu cầu, và củng cố ngay sau khi thấy trẻ cố gắng giao tiếp.

 

Giúp trẻ chủ động bình luận và đặt câu hỏi.

6) Ở đây, tôi nói về cái phần thứ hai của giao tiếp – những cách giúp trẻ bình luận hoặc đặt câu hỏi. Nguyên tắc của phần này là làm những chuyện bất ngờ và đợi cho trẻ tự kể về những chuyện vừa xảy ra.

a) Cha mẹ có thể thay đổi những sinh hoạt quen thuộc và đợi trẻ phản ứng. Ví dụ, khi mặc quần áo cho trẻ, cha mẹ xỏ giầy vào tay của trẻ và đợi trẻ cho biết việc này không đúng.

b) Cha mẹ cũng có thể để đồ vật ở những nơi không ngờ như bỏ đồ chơi nhỏ trong giầy của trẻ. Đây là cơ hội cho trẻ đến với cha mẹ “kể” lại chuyện mới lạ.

c) Một cách khác là ngừng khi có chuyện gì xẩy ra bất ngờ như trẻ bị đổ nước. Thay vì lau đi ngay, cha mẹ có thể đợi cho trẻ chú ý và chỉ xuống nước ở dưới đất. Sau khi trẻ giao tiếp với cha mẹ là nước đã bị đổ, cha mẹ cùng với trẻ dọn dẹp.

7) Tôi vừa đưa ra một số ý kiến tạo cơ hội cho trẻ bình luận. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ bình luận bằng cách có thể như qua cử chỉ, tiếng kêu, tiếng cười v.v. Rất quan trọng cha mẹ khuyến khích những cách giao tiếp của trẻ. Càng củng cố, trẻ càng thích gặp gỡ giao tiếp với người xung quanh.

Scroll to Top