Bảng Mẫu Mục Tiêu/ Making Goals Template (pdf)
Mục Tiêu Về Phát Âm Và Ngôn Ngữ
APRAXIA (Khó khăn chuyển động bộ phận miệng)
- Học trò sẽ bắt chước những âm thanh của môi trường và những chữ cái.
- Học trò sẽ phát âm những nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
- Học trò sẽ phát âm một cách nhất quán hơn những phụ âm mà trẻ biết bằng cách:
a) Bắt chước giáo viên
b) Tự phát âm một mình.
- Học trò sẽ phát âm (phụ âm + nguyên âm) và (nguyên âm + phụ âm) với những âm mà trẻ biết bằng cách:
a) Bắt chước giáo viên
b) Tự phát âm một mình.
- Học trò sẽ phát âm (phụ âm + nguyên âm + phụ âm) bằng cách:
a) Bắt chước giáo viên
b) Tự phát âm một mình.
- Học trò sẽ phát âm (phụ âm + nguyên âm + phụ âm) trong nguyên câu.
PHÁT ÂM
- Học trò sẽ phát âm chữ cái (phụ âm hoặc nguyên âm) _____ (sssss, t, mmmm, aaaaa).
- Học trò sẽ phát âm những chữ cái ______ khi ghép vần (X+a, X+e).
- Học trò sẽ phát âm những chữ cái _____ ở đầu chữ. (Đạp)
- Học trò sẽ phát âm những chữ cái ____ ở cuối chữ. (đạP)
- Học trò sẽ phát âm /p, t, k/ và /m, n, ng/ ở đầu và cuối chữ.
- Học trò sẽ phát âm những phụ âm cách rõ ràng trong câu ngắn (2-3 từ).
- Học trò sẽ phát âm những phụ âm cách rõ ràng trong nguyên câu.
- Học trò sẽ phát âm những phụ âm cách rõ ràng trong đàm thoại.
GIAO TIẾP
- Học trò sẽ phát ra tiếng động để gây sự chú ý.
- Học trò sẽ nói hay dùng cử chỉ để xin thay đổi sinh hoạt.
- Học trò sẽ ‘dạ’ khi người khác gọi tên của học trò.
- Học trò sẽ đáp lại những âm thanh của bạn bè.
- Học trò sẽ nhìn, chỉ, hay đưa một đồ vật nào khi được hỏi.
- Học trò sẽ nói một từ để xin đồ vật, hỏi, hay nói chuyện.
- Học trò sẽ bắt chước câu có 2-3 từ khi giao tiếp.
- Học trò sẽ nói câu 2-3 từ để xin đồ vật, hỏi, hay nói chuyện.
GIAO TIẾP KHÔNG LỜI/ THAY PHIÊN
- Học trò sẽ tham gia vào 1-2 sự trao đổi không lời khi đang sinh hoạt với bạn bè hay giáo viên.
- Học trò sẽ tham gia vào 3-5 sự trao đổi không lời khi đang sinh hoạt.
- Học trò sẽ chủ động giao tiếp không lời với người quen khi đang sinh hoạt.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
- Học trò sẽ trả lời ‘có’ bằng sự nhìn, gật đầu, cử chỉ, hay lời nói về những hình ảnh và đồ vật.
- Học trò sẽ trả lời ‘không’ bằng sự nhìn, lắc đầu, cử chỉ hay lời nói.
- Học trò sẽ trả lời ‘có’ và ‘không’ bằng lời hay không lời.
- Học trò sẽ trả lời 3 câu hỏi ‘Ai’ ‘Gì’ và ‘ở đâu’ khi đang xem hình hay đồ vật.
- Học trò sẽ trả lời 3 câu hỏi ‘Ai, Gì, Đâu’ và không cần sự nhắc nhở với hình ảnh.
- Học trò sẽ trả lời ‘tại sao’ và ‘khi nào’ với /thiếu sự nhắc nhở.
TỪ VỰNG
A) Hiểu từ vựng
- Học trò sẽ nhận ra đồ vật trong lớp và ở nhà.
- Học trò sẽ liên kết hai đồ vật giống nhau.
- Học trò sẽ liên kết đồ vật với hình ảnh của đồ vật đó.
- Học trò sẽ liên kết hai hình ảnh giống nhau.
- Học trò sẽ nhận ra những động từ khi xem 3-5 hình ảnh. (Ai đang ‘ăn cơm’? ngủ?, v.v.)
- Học trò sẽ nhận ra là một đồ vật có nhiều bộ phận (Bánh xe của xe đạp ở đâu?)
- Học trò sẽ liên kết một đồ vật với đồ vật khác (bàn chải đánh răng + kem đánh răng).
B) Nói /sử dụng từ vựng
- Học trò sẽ nói tên những đồ vật trong lớp và ở nhà.
- Học trò sẽ gọi tên những hình ảnh.
- Học trò sẽ gọi tên những hành động trong hình ảnh.
- Học trò sẽ gọi tên cách sử dụng đồ vật (kéo - cắt, bút - viết, giường - ngủ).
- Học trò sẽ gọi tên của (3-8) bộ phận cơ thể.
- Khi đang sinh hoạt (nấu bếp, v.v.), học trò sẽ gọi tên của những đồ vật đang dùng.