Duy trì cuộc giao tiếp/ Continue Communication

Thuyết Trình Ngắn 5

Duy trì cuộc giao tiếp:

Kỹ năng luân phiên; Cách đặt câu hỏi.

Mời quý vị xem bài thuyết trình 5: https://it.umn.edu/services-technologies/resources/umconnect-retired-june-30-2021

How to maintain communication:

Describes how to use turn taking and asking questions to maintain communication. To view, click on website above.

Nội dung bài thuyết trình:

Quý vị có thể vừa nghe và vừa tham khảo nội dung ở dưới:

                                                             Duy trì cuộc giao tiếp

1)      Tôi vừa nói về cách giúp trẻ bắt vào việc giao tiếp. Bây giờ tôi nói về cách duy trì cuộc giao tiếp.

2)      Phần này bao gồm hai điều giúp trẻ duy trì cuộc đàm thoại: luân phiên và đặt câu hỏi.

3) Kỹ năng luân phiên rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chúng ta luân phiên qua lời nói cũng như hành động. Khi người A chào người B và người B chào lại người A, đó là luân phiên qua lời nói: “Hôm nay trời đẹp nhỉ?” “Vâng nhưng hình như chiều nay mưa.” “Nếu như vậy tôi phải giặt quần áo bây giờ.” Cũng có thể luân phiên qua hành động như khi hai người ném banh hoặc thay phiên nhau đánh cờ. Trẻ em biết cách luân phiên có thể duy trì cuộc giao tiếp lâu hơn.

4) Để giúp trẻ luân phiên, cha mẹ nên luân phiên theo khả năng và sở thích của trẻ. Ví dụ, trẻ chưa biết nói có thể luân phiên qua cái nhìn, nụ cười, cử chỉ, hoặc tiếng ‘a a’. Đôi lúc, cha mẹ phải chú ý nhìn vào mặt trẻ để nhận ra trẻ đang giao tiếp và luân phiên với mình thế nào. Nếu trẻ giao tiếp bằng cách nhìn vào mặt cha mẹ và cười, cha mẹ cũng nên luân phiên như vậy, nhìn vào mặt trẻ và cười. Nếu trẻ nói ‘a a’, cha mẹ nên bắt chước và ra tiếng ‘a a’. Nếu trẻ thích coi và xoa đầu con gấu lông, hãy thay phiên nhau xoa đầu gấu lông. Đối với trẻ mới nói được một từ, cha mẹ nên đôi đáp với câu đơn giản gồm 1-3 từ. Nếu trẻ chỉ nói một chữ mà cha mẹ nói nguyên một đoạn, trẻ sẽ không có nhiều cơ hội tập luân phiên. Nếu trẻ biết nói 2-3 từ, cha mẹ nên nói câu ngắn theo trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ tập trung vào việc giao tiếp và luân phiên.

5) Đôi lúc trẻ không biết khi nào đến phiên mình. Nếu trẻ chưa biết cách luân phiên, cha mẹ có thể nhắc cho trẻ luân phiên bằng cách nhìn vào mặt trẻ, tỏ ra mong nghe trẻ, và đợi. Hãy đợi 5 – 10 giây. Mới ban đầu cha mẹ sẽ cảm thấy đợi 5-10 giây hơi lâu, những hãy cố gắng đếm từ 1 đến 10 trong đầu để cho trẻ có  đủ thì giờ phản ứng và luân phiên. Nếu trẻ chưa luân phiên sau khi cha mẹ đợi 5-10 giây, cha mẹ có thể giơ đồ chơi lên trước mặt trẻ, nhìn vào mặt trẻ, và đợi trẻ yêu cầu vật ấy hoặc yêu cầu chơi tiếp. Hãy kiên trì tập luân phiên với trẻ. Nguyên tắc là luân phiên theo khả năng của trẻ và đợi trẻ đối đáp lại. Nếu trẻ chưa luân phiên, cha mẹ có thể đưa ra hình ảnh, đồ vật và lần nữa đợi trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa luân phiên, cha mẹ nên luân phiên dùm trẻ. Cha mẹ nói hoặc làm dùm trẻ để làm gương cho trẻ học biết luân phiên thế nào.

6) Ví dụ cha mẹ thổi bong bóng với trẻ. Sau khi thổi mấy lần, cha mẹ dừng lại và nhìn vào mặt trẻ. Sau 10 giây mà trẻ chưa nói gì, cha mẹ giơ bong bóng lên như sắp sửa thổi và nhìn trẻ. Sau 5 giây mà trẻ chưa nói gì, cha mẹ luân phiên dùm trẻ “Thổi nữa nhé” và tiếp tục thổi bong bóng. Cha mẹ không cần bắt trẻ lặp lại. Nên tiếp tục thổi bong bóng và một lát sau thử luân phiên lại. Cha mẹ vui vẻ giao tiếp với trẻ sẽ làm cho trẻ thích giao tiếp và luân phiên.

7) Cùng với kỹ năng luân phiên, cha mẹ có thể giúp trẻ duy trì giao tiếp bằng cách đặt câu hỏi. Đặt và trả lời câu hỏi là những việc rất quan trọng trong việc giao tiếp.

Có loại câu hỏi giúp duy trì cuộc giao tiếp và có loại câu hỏi ngăn cản trẻ tiếp tục giao tiếp. Tôi nói về những câu hỏi có thể ngăn cản giao tiếp trước, đó là những câu hỏi thử sự nhận biết của trẻ, câu hỏi khó trả lời đối với trẻ, và câu hỏi về việc hay điều gì trẻ không quan tâm đến. Cha mẹ không nên đặt quá nhiều câu hỏi kẻo trẻ bị hỏi dồn dập, không biết trả lời làm sao.

8) Nguyên tắc là hỏi ít, hỏi về những gì trẻ biết, và cho trẻ đủ thì giờ trả lời.

9) Về loại câu hỏi giúp duy trì cuộc giao tiếp, nói một cách chung chung, có ba loại câu hỏi: câu hỏi đưa ra sự lựa chọn, câu hỏi có/không, và câu hỏi ai, ở đâu, v.v..

10) Câu hỏi đưa ra sự lựa chọn cho trẻ cơ hội chọn một trong hai điều: “Con thích uống nước cam hoặc sữa?” “Con thích mặc áo tím hay áo trắng?” Hãy đặt câu hỏi đơn giản và ngắn để trẻ dễ hiểu. Đối với trẻ chưa biết nói, cha mẹ nên cầm hai đồ vật trước mặt trẻ, nhìn vào mặt trẻ, và đặt câu hỏi. Làm như vậy sẽ giúp trẻ hiểu câu hỏi là gì và trả lời bằng cách chỉ vào đồ mình thích.

11) Câu hỏi có/không và câu hỏi ai, đâu, và gì là những câu khó trả lời hơn. Tuy vậy, trẻ chưa biết nói vẫn có thể trả lời câu hỏi có/không bằng cách lắc đầu hay gật đầu. Cha mẹ có thể đặt câu hỏi ngắn như ‘muốn thêm không?’ ‘xong rồi hả?’ để giúp trẻ dễ hiểu. Trẻ chưa biết nói vẫn có thể trả lời câu hỏi ai và ở đâu được bằng cách chỉ hoặc tìm kiếm đồ vật. Hãy nhớ không nên đặt nhiều câu hỏi quá khi muốn trẻ tiếp tục giao tiếp với mình. Thay vì đặt câu hỏi, nhiều lúc cha mẹ có thể bình luận. Thay vì hỏi “Cái gì vậy?” có thể nói “Con mèo kìa!”. Thay vì hỏi ‘Con thích uống nước cam’ (khi trẻ đang uống), có thể nói “Nước cam ngon lắm”. Để tiếp tục giao tiếp có thể vừa bình luận vừa đặt câu hỏi: “Nước cam ngon lắm, con thích uống gì?” cho trẻ trả lời “nước cam”.

Hãy nhớ càng vui vẻ với trẻ, trẻ càng thích giao tiếp với mình!

Scroll to Top